Hiện nay, ngành Công nghệ Sinh học chính là một trong số những ngành thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Trong bài viết sau đây, Trang Tuyển Sinh sẽ chia sẻ một số thông tin về ngành công nghệ sinh học để các bạn biết được bản thân có phù hợp không nhé!
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Ngành Công nghệ sinh học có tên gọi tiếng Anh là Biotechnology. Đây là một ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kết hợp giữa nền tảng khoa học về sự sống và uy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật để tạo ra được những quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
Hiểu theo một cách đơn giản nhất, ngành Công nghệ sinh học có liên quan tới những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền và các kỹ thuật cao cấp khác như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp protein cho con người hay tạo các kháng thể đơn dòng.
Mục tiêu của ngành Công nghệ sinh học chính là sản xuất sản phẩm sinh học chất lượng cao ở quy mô công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế – xã hội. Những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.
Ngành Công nghệ sinh học sẽ được chia thành cách chuyên ngành:
- Công nghệ vi sinh
- Công nghệ tế bào
- Công nghệ mô – công nghệ protein – enzym và kỹ thuật di truyền
- Công nghệ sinh học nông nghiệp
- Công nghệ sinh học công nghiệp
- Công nghệ sinh học môi trường
- Công nghệ sinh học thực phẩm
- Công nghệ sinh học y dược, tin – sinh học.
HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Công nghệ sinh học được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển, hiện đang là một ngành có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Chính vì thế, cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học đối với những bạn sinh viên được đào tạo bài bản là rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể dễ dàng xin được những công việc như:
- Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng…), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
- Giảng dạy Sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường THPT.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Ngành Công nghệ sinh học luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh trong những kỳ tuyển sinh gần đây. Lý do dẫn tới điều này không chỉ vì cơ hội việc làm đa dạng mà đây còn là một ngành có mức lương vô cùng hấp dẫn. Mức lương ngành Công nghệ sinh học hiện nay dao động trong khoảng từ 6-20 triệu tùy vị trí làm việc và kinh nghiệm.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Công nghệ sinh học: 7420201
– Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
- D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
Ngành Công nghệ sinh học
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Tại nước ta hiện nay có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học. Sau đây là danh sách các trường mà Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp lại để các bạn tham khảo.
– Trường Đại học khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Phương Đông
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Đông Đô
- Đại học Thành Tây
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Trường Đại học khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
- Đại học Khoa học (Đại học Huế)
– Trường Đại học khu vực miền Nam:
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Lang
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Bình Dương
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Dân lập Cửu Long
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Tân Tạo
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Có rất nhiều trường đại học trên cả nước tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ sinh học. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học cao hay thấp cũng sẽ phụ thuộc vào từng trường và từng phương thức tuyển sinh. Điểm chuẩn của ngành năm 2019 dao động trong khoảng từ 15 – 21 điểm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị cho các bạn sinh viên đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất về nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học.
Không những thế, khi theo học ngành Công nghệ sinh học các bạn sinh viên cũng sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Khi theo học ngành Công nghệ sinh học, các bạn sinh viên sẽ cần phải có những tố chất sau đây:
- Chịu được áp lực công việc.
- Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu;
- Học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh học;
- Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học;
- Có sự chăm chỉ, cẩn thận và tư duy logic;
- Có đam mê với khoa học và công nghệ;
Trong bài viết trên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Công nghệ sinh học mà Trang Tuyển Sinh muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với tương lai của bản thân.
Xem thêm:
Discussion about this post