Được xem là ngành học then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực hiện nay đang hoạt động ở tất cả các dây chuyền sản xuất và ở mọi nơi. Chính vì vậy ngành học hiện đang thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi, tuy nhiên không phải ai cũng đều nắm được chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ câu hỏi trên, mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo kỹ sư Ngành kỹ thuật cơ khí động lực có đầy đủ phẩm đạo đức, chính trị và năng lực làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Kỹ thuật Cơ khí.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Đối với Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực, chương trình đào tạo có thời gian 4,5-5 năm được quy định bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên kinh nghiệm thực tế cũng như tham khảo khung chương trình từ các nước phát triển. Trong chương trình đào tạo, các môn học hầu hết sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở chuyên môn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp sinh viên có khả năng được tham gia thực tế liên quan đến chuyên ngành Cơ khí nói chung và Cơ khí động lực nói riêng. Sau đây là khung chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực Trường Đại học Nam Cần Thơ, cụ thể:
Kiến thức giáo dục đại cương | |
| Học phần bắt buộc |
1. | Triết học |
2. | Kinh tế chính trị |
3. | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
5. | Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam |
6. | Pháp luật đại cương |
7. | Tin học cơ bản |
8. | Toán cao cấp A1 |
9. | Toán cao cấp A2 |
10. | Lý thuyết xác suất & thống kê |
11. | Vật lý đại cương – Thí nghiệm vật lý |
12. | Giáo dục thể chất |
13. | Giáo dục Quốc phòng an ninh |
| Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần ) |
14. | Môi trường và con người |
15. | Kinh tế và Quản lý doanh nghiệp |
16. | Quản trị dự án phát triển sản phẩm |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |
Kiến thức cơ sở ngành | |
| Học phần bắt buộc |
1. | Cơ lý thuyết |
2. | Sức bền vật liệu |
3. | Hình họa –Vẽ kỹ thuật |
4. | Ứng dụng máy tính trong thiết kế kỹ thuật |
5. | Dung sai – Kỹ thuật đo |
6. | Nguyên lý máy |
7. | Chi tiết máy – Đồ án |
8. | Cơ học lưu chất ứng dụng |
9. | Truyền động thủy lực và khí nén ứng dụng |
10. | Kỹ thuật điều khiển tự động |
11. | Kỹ thuật điện – điện tử |
12. | Kỹ thuật nhiệt |
13. | Công nghệ hàn |
14. | Vi điều khiển |
15. | Kỹ thuật Tàu thủy đại cương |
| Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần ) |
16. | Cơ Điện tử |
17. | Cơ sở công nghệ chế tạo máy |
18. | Công nghệ kim loại |
Kiến thức ngành | |
Các học phần lý thuyết | |
| Học phần bắt buộc |
1. | Nguyên lý động cơ đốt trong |
2. | Cấu tạo ô tô – Máy kéo |
3. | Thiết kế và tính toán động cơ đốt trong |
4. | Lý thuyết ô tô – Máy kéo |
5. | Thiết kế và tính toán ô tô – Máy kéo |
6. | Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ |
7. | Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô |
8. | Kỹ thuật kiểm định ô tô |
9. | Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng – sửa chữa ô tô |
10. | Kỹ thuật ô tô chuyên dùng |
11. | Nhập môn kỹ thuật Cơ khí Động lực |
| Học phần tự chọn (chọn 2 trong 13 học phần) |
12. | Kỹ thuật nội ngoại thất ô tô |
13. | Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô |
14. | Quản lý kỹ thuật |
15. | Máy và thiết bị thủy khí |
16. | Kỹ thuật nâng chuyển |
17. | Thiết bị tàu thuyền |
18. | Nhiên liệu mới ứng dụng cho động cơ và ô tô |
19. | Dao động và tiếng ồn |
20. | Nhiên liệu và dầu mỡ |
21. | Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô |
22. | Thử nghiệm ô tô và động cơ |
23. | Ô tô và ô nhiễm môi trường |
Các học phần thực tập | |
| Học phần bắt buộc |
1. | Thực tập cơ khí (nguội, hàn, gia công cơ khí,…) |
2. | Động cơ đốt trong – Thực tập |
3. | Thực tập ô tô |
4. | Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ – Thực tập |
5. | Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô – Thực tập |
6. | Kỹ thuật lái ô tô – Thực tập |
7. | Kỹ thuật kiểm định ô tô – Thực tập |
8. | Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng – sửa chữa ô tô – Thực tập |
9. | Kỹ thuật điều khiển tự động – Thực tập |
10. | Vi điều khiển – Thực tập |
11. | Đồ án môn học chuyên ngành |
| Học phần tự chọn (chọn 1 trong 5 học phần ) |
12. | Hộp số tự động – Thực tập |
13. | Khảo nghiệm hệ thống nhiên liệu Diesel – Thực tập |
14. | Thử nghiệm ô tô và động cơ – Thực tập |
15. | Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô – Thực tập |
16. | Lập trình điều khiển – Thực tập |
Thực tập tốt nghiệp | |
1. | Thực tập tốt nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung | |
1. | Khóa luận tốt nghiệp (Kỹ thuật Cơ khí Động lực) |
2. | Chuyên đề 1: Ô tô điện và Hybrid |
3. | Chuyên đề 2: Động cơ đốt trong thế hệ mới |
Theo Đại học Nam Cần Thơ
Bên cạnh chương trình đào tạo có một thắc mắc nhỏ với học sinh, sinh viên khi lựa chọn ngành học này đó là trường đại học đào tạo. Để giúp thí sinh dễ dàng lựa chọn trường theo học Trangtuyensinh sẽ giới thiệu tới các bạn chi tiết danh sách trường đào tạo Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực chất lượng, tuy tín gồm: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên), Đại học Nam Cần Thơ. Có thể nói so với ngành học khác thì ngành học này tại Việt Nam hiện nay chưa nhiều trường đại học đào tạo, nhưng nếu bạn có yêu thích thì hãy đăng ký tuyển sinh vào một trong các trường đó nhé, đảm bảo mang lại rất nhiều cơ hội tốt.
Như vậy chúng tôi đã trả lời xong câu hỏi thắc mắc về Chương trình đào Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực. Ngoài ra hãy truy cập thường xuyên trangtuyensinh.com.vn để theo dõi những thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn và những thay đổi trong quy chế tuyển sinh. Chúc các bạn thành công và đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới.
Discussion about this post