Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập nên việc mở rộng và giao thương với các nước là rất cần thiết. Nếu bạn yêu thích và định hướng theo đuổi ngành học “hot” này thì ngoài việc tìm hiểu chương trình đào tạo còn quan tâm đến các môn học Ngành Kinh tế đối ngoại. Vậy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin cụ thể nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân kinh tế đối ngoại có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cùng kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung, Nga,… nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế đối ngoại được xây dựng theo chuẩn quốc tế, cung cấp kiến thức nền tảng, chú trọng kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với ngành học, đặc biệt chú trọng đến năng lực thiết kế và phát triển cùng các giải pháp kỹ thuật. Cụ thể khung chương trình đào tạo Ngành Kinh tế đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương như sau:
A | Khối kiến thức giáo dục đại cương |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Toán cao cấp I |
6 | Toán cao cấp II |
7 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
8 | Pháp luật đại cương |
9 | Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học |
10 | Tin học đại cương |
11 | Kỹ năng học tập và làm việc |
12 | Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
13 | Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
14 | Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
15 | Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
16 | Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
B | Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
I | Kiến thức cơ sở khối ngành |
1 | Kinh tế vi mô 1 |
2 | Kinh tế vĩ mô 1 |
II | Khối kiến thức cơ sở ngành |
1 | Kinh tế lượng |
2 | Lịch sử các học thuyết kinh tế |
3 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
4 | Tài chính – Tiền tệ |
5 | Quan hệ kinh tế quốc tế |
6 | Chính sách thương mại quốc tế |
7 | Đầu tư nước ngoài |
III | Khối kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành) |
1 | Kinh tế vi mô 2 |
2 | Kinh tế vĩ mô 2 |
3 | Kinh tế phát triển |
4 | Kinh tế công cộng |
5 | Kinh tế môi trường |
6 | Giao dịch thương mại quốc tế |
7 | Vận tải và giao nhận trong ngoại thương |
8 | Bảo hiểm trong kinh doanh |
9 | Marketing quốc tế |
10 | Thương mại điện tử |
11 | Pháp luật trong hoạt động KTĐN |
12 | Nguyên lý kế toán |
13 | Thanh toán quốc tế |
14 | Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
15 | Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
IV | Khối kiến thức tự chọn |
1 | Sở hữu trí tuệ |
2 | Nghiệp vụ hải quan |
3 | Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam |
4 | Đàm phán quốc tế |
5 | Thị trường chứng khoán |
6 | Kinh tế học tài chính |
7 | Kinh doanh quốc tế |
8 | Kinh tế kinh doanh |
V | Thực tập |
VI | Học phần tốt nghiệp |
Theo Đại học Ngoại thương
Bạn yêu thích và định hướng theo đuổi ngành học này thì ngoài việc tìm hiểu chương trình đào tạo ra, thí sinh cần quan tâm đến ngôi trường đào tạo. Tại Việt Nam ngành Kinh tế đối ngoại đang là một ngành học có tiềm năng và có cơ hội phát triển tốt. Tùy vào năng lực và điều kiện của bản thân, các bạn thí sinh có thể lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp. Danh sách trường đào tạo Ngành Kinh tế đối ngoại như sau: Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đây là những đại học có thế mạnh, địa chỉ đầu tư kiến thức phù hợp và uy tín nhất.
Như vậy đứng trước thềm tuyển sinh việc định hướng chọn ngành, chọn trường là điều vô cùng cần thiết. Những thông tin bài viết trên phần nào đã truyền tải cho các thí sinh nắm rõ hơn về Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế đối ngoại, nhằm giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi thực hiện giấc mơ theo học đại học của mình.
Discussion about this post