Ngành Thú y được đánh giá là nhóm ngành nằm trong top dễ xin việc những năm tới. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về ngành này thì hãy cùng theo dõi bài viết: Tổng quan những điều cần biết về ngành Thú y” để hiểu rõ hơn về nó nhé!
Chương trình đào tạo ngành Thú y
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Thú y nhằm tạo ra những cán bộ trình độ đại học có kiến thức chuyên, thái độ làm việc nghiêm túc, tư tưởng chính trị vững vàng, có sức khỏe và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp… Đồng thời có khả năng thích ứng với mọi môi trường làm việc…
Mục tiêu cụ thể
- Nhằm đào tạo thế hệ sinh viên có kiến thức chuyên sâu về sinh bệnh lý, các vấn đề dịch tế, miễn dịch học trong ngành thú y.
- Bên cạnh đó cần có kỹ năng chẩn đoán bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật.
- Ngoài ra đào tạo thế hệ nhân lực trẻ có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong điều trị bảo vệ vật nuôi, thông qua đó nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
- Đồng thời rèn các kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập trong môi trường quốc tế như hiện nay.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Các bạn có thể tham khảo các môn học ngành Thú y theo bảng thống kê các học phần cụ thể sau đây được thực hiện bởi Trang tuyển sinh:
A | Kiến thức GDĐC |
I | Các học phần bắt buộc |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin |
2 | Tư tưởng HCM |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
4 | Tiếng Anh HP1 |
5 | Tiếng Anh HP2 |
6 | Tiếng Anh HP3 |
7 | Tiếng Anh HP4 |
8 | Tin học đại cương |
9 | Hóa phân tích |
10 | Sinh học đại cương |
11 | Xác suất thống kê |
12 | Pháp luật đại cương |
13 | Sinh học phân tử |
14 | Sinh học động vật |
15 | Giáo dục thể chất |
16 | GD quốc phòng |
II | Các học phần tự chọn |
17 | Kỹ năng giao tiếp |
18 | Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp |
19 | Sinh thái nông nghiệp |
20 | Quản lý trang trại |
21 | Quản trị bán hàng |
B | Kiến thức GDCD |
I | Kiến thức cơ sở ngành |
I.1 | Các học phần bắt buộc |
22 | Giải phẫu động vật |
23 | Tổ chức và phôi thai học |
24 | Sinh lý động vật |
25 | Dinh dưỡng động vật |
26 | Dược lý thú y |
27 | Dược liệu thú y |
28 | Vi sinh vật thú y |
29 | Miễn dịch học |
30 | Hóa sinh đại cương |
31 | Di truyền động vật |
32 | Ứng dụng công nghệ sinh học trong thú y |
33 | Thực tập dược thú y |
I.2 | Các học phần tự chọn |
34 | Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành |
35 | Marketing căn bản |
36 | Kinh tế nông nghiệp |
37 | Khuyến nông |
38 | Sinh hóa động vật |
39 | Tiếng Anh chuyên ngành |
II | Kiến thức ngành |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
40 | Bệnh lý học thú y |
41 | Phương pháp thí nghiệm vật nuôi |
42 | Độc chất học |
43 | Chẩn đoán bệnh thú y |
44 | Bệnh truyền nhiễm thú y |
45 | Thực hành Bệnh truyền nhiễm thú y |
46 | Ngoại khoa thú y |
47 | Ký sinh trùng thú y |
48 | Bệnh nội khoa thú y |
49 | Bệnh sản khoa |
50 | Luật thú y |
51 | Vệ sinh thú y |
52 | Dịch tễ học thú y |
53 | Giải phẫu bệnh |
54 | Thực hành thú y cơ sở |
55 | Chăn nuôi lợn |
56 | Chăn nuôi gia cầm |
57 | Chăn nuôi trâu bò |
58 | Thực hành thú y trang trại |
59 | Công nghệ sinh sản |
60 | Kiểm nghiệm thú sản |
II.2 | Các học phần tự chọn |
61 | Thức ăn chăn nuôi |
62 | Bệnh dinh dưỡng |
63 | Chọn và nhân giống vật nuôi |
64 | Bệnh chó mèo |
65 | Bệnh thú hoang dã |
66 | Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật |
67 | Quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc |
C | Thực tập nghề nghiệp |
68 | Thực tập Nghề nghiệp 1 |
69 | Thực tập Nghề nghiệp 2 |
D | Tốt nghiệp |
70 | Khóa luận tốt nghiệp |
Theo Đại học Lâm nghiệp
Nội dung chi tiết một số học phần
- Đối với những môn học chung
Học phần chung đào tạo chung với các chuyên ngành khác bao gồm: Nguyên lý Mác- Lênin, đường lối cách mạng đảng, tin học cơ sở, Tiếng Anh, giáo dục quốc phòng…Đây là những môn học bắt buộc nhằm rèn luyện cho thế hệ sinh viên vừa giỏi về kiến thức chuyên môn, vừa đảm bảo sức khỏe, và tinh thần cao. Nhằm góp phần giáo dục các thế hệ tương lai có một đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, kỷ luật. Các môn học này còn có tác dụng rèn luyện cho các em sinh viên một tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Hóa sinh đại cương
Nhằm trang bị cho sinh viên tập trung vào thành phần hóa học của cơ thể : protein nucleic axit, carbohydrate, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.
- Động vật học
Nội dung môn học này tập trung đến tổ chức và hệ thống động vật, động không xương sống, động vật đơn bào,động vật có xương sống; và các dạng hoạt động sống chung của các động vật.
- Giải phẫu động vật I
Học phần này nằm tập trung vào cấu tạo cơ thể của các loại gia súc và gia cầm như : hình thái, cấu tạo và vị trí của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
- Tổ chức và phôi thai học
Nội dung: tập trung vào cấu tạo vi thể, chức năng của các tổ chức, mô bào, tế bào cơ thể động vật; tổ chức liên kết, biểu mô, tổ chức tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, mạch quản, huyết học, tiết niệu sinh dục; các giai đoạn phát triển của phôi thai gia súc, gia cầm.
- Sinh lý động vật
Nội dung môn sinh lý động vật nhằm tập trung vào sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ-thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương, stress và sinh lý thích nghi. Sinh lý tim và tuần hoàn máu, nội tiết, bài tiết, hô hấp, tiêu hoá và hấp thu, bài tiết. Điều hòa trao đổi chất và năng lượng, sinh lý sinh sản, sinh lý tiết sữa.
- Dinh dưỡng động vật
Sinh viên được trang bị các kiến thức dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, năng lượng, dinh dưỡng protein….
- Dược lý thú y
Đào tạo các kiến thức dược lý học, quá trình dược động học, cơ chế tác dụng của thuộc, và thuốc tác dụng chuyển hoá, kích thích sinh trưởng; thuốc chống vi trùng, ký sinh trùng…
- Miễn dịch học thú y
Nội dung vào các nội dung chủ yếu: miễn dịch và phân loại miễn dịch; hệ thống miễn dịch của cơ thể; kháng nguyên, kháng thể, phản ứng kháng nguyên – kháng thể; đáp ứng miễn dịch; miễn dịch bệnh lý; và những ứng dụng thực tế trong thú y.
- Bệnh lý học thú y
Môn học này tập trung vào sinh lý bệnh; viêm; rối loạn chuyển hoá các chất; rối loạn điều hòa thân nhiệt; rối loạn hệ thống máu; sinh lý bệnh hệ thống tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu, nội tiết, gan; tổn thương cơ bản ở tế bào, mô; thoái hoá mô; và rất nhiều bệnh lý khác thường gặp trong động vật…
- Độc chất học thú y
Nội dung: môn học tập trung vào độc chất; phân loại độc chất; các quá trình dược động học và cơ chế tác dụng của chất độc; các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc; ngộ độc kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, độc tố nấm, độc tố thực vật; kỹ thuật phân tích chất độc.
- Dịch tễ học thú y
Môn học này tập trung vào nguyên lý cơ bản của dịch tễ học; các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ứng dụng trong điều tra, phòng và khống chế dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
Môn học Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y tập trung vào nguyên lý cơ bản của ký sinh trùng học và bệnh ký sinh trùng thú y, những phương pháp chẩn đoán, biện pháp phòng trừ; cơ sở sinh học của ký sinh trùng, bệnh ký sinh trùng, đại cương về giun sán ký sinh.
- Kiểm nghiệm thú sản
Kiểm nghiệm thú sản nhằm tập trung vào kỹ thuật kiểm tra vệ sinh thú y động vật trước và sau khi giết mổ, kiểm tra sản phẩm động vật; kiểm soát sát sinh và kiểm dịch động vật.
- Thực tập nghề nghiệp
Năm cuối sau khi hoàn thành các học phần sinh viên phải trải qua quá trình thực tập tại các cơ sở thú y, các trang trại để trải nghiệm thức tế, báo cáo thực tập.
- Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp là điều kiện để các bạn sinh viên được xem xét tốt nghiệp, đủ tiêu chuẩn và điều kiện ra trường hay không.
Lời kết, bài viết này đã mang đến cho các bạn sinh viên những thông tin chi tiết cho khung đào tạo ngành Thú y như thế nào. Nếu thực sự đam mê và lựa chọn ngành này các bạn có thể theo dõi để lên kế hoạch học tập tốt nhất cho mình.
Discussion about this post