Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT
Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Chương trình đào tạo Ngành Hán Nôm

17/02/2022
in Trương trình đào tạo
0
Chương trình đào tạo Ngành Hán Nôm

Ngành Hán Nôm là một trong số những ngành khó và kén người học nhất hiện nay nhưng lại là ngành học không thể thiếu được trong nền văn hóa xã hội của Việt Nam. Sau đây hãy cùng trangtuyensinh.com.vn tìm hiểu về các chương trình đào tạo và môn học ngành Hán Nôm để giúp các bạn học sinh dễ dàng tìm hiểu nhé.

Ảnh Ngành Hán Nôm
Chương trình đào tạo Ngành Hán Nôm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sự có mặt của Ngành Hán Nôm trong hệ thống tuyển sinh ngành ngôn ngữ học ở các trường đại học hiện nay với mục đích nhằm đào tạo nên những cử nhân Hán Nôm có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng đảm nhận các công việc như: sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.

Ngoài phần kiến thức cơ bản làm nền tảng, thí sinh theo học ngành Hán Nôm sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành trên cả 2 phương diện lý thuyết và thực hành:: Hán văn cơ sở, chữ Nôm và văn bản Nôm, tinh tuyển Hán văn theo trường phái và lịch đại, Hán văn Việt Nam, văn tự học Hán Nôm; ngữ pháp văn ngôn; văn bản học Hán Nôm,…Do vậy học viên tốt nghệp chuyên ngành này sẽ có đủ khả năng minh giải văn bản Hán Nôm cũng như có đủ năng lực khai thác các giá trị văn hóa di sản Hán Nôm trên cơ sở các tri thức liên ngành và hiện đại.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Nội dung của chương trình đào tạo của Ngành Hán Nôm là cung cấp cho sinh viên, học viên những thông tin hữu ích về văn học, văn hóa và hệ thống các đặc trưng văn hóa Việt nam. Hơn nữa còn trang bị kỹ năng, phương pháp về cách tìm hiểu những vấn đề về văn hóa, thực hành ngôn ngữ văn bản khoa học tiếng Việtgiúp sinh viên phân tích tạo lập văn bản khoa học tiếng Việt.

Về cơ bản chương trình đạo ngành Hán Nôm ở các trường đại học là giống nhau nhưng vẫn có một điều chỉnh nhỏ giữa các trường. Hãy cùng tham khảo môn học ngành Hán Nôm trong hệ thống chương trình đào tạo ngành Hán Nôm năm học 2020 như sau:

I

Khối kiến thức chung
(chưa tính các học phần từ số 9 đến số 11)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Ideology

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

5

Tin học cơ sở 2
Introduction to Informatics 2

6

Ngoại ngữ cơ sở 1
Foreign Language 1

 

Tiếng Trung cơ sở 1
General Chinese 1

7

Ngoại ngữ cơ sở 2
Foreign Language 2

 

Tiếng Trung cơ sở 2
General Chinese 2

8

Ngoại ngữ cơ sở 3
Foreign Language 3

 

Tiếng Trung cơ sở 3
General Chinese 3

9

Giáo dục thể chất
Physical Education

10

Giáo dục quốc phòng – an ninh
National Defence Education

11

Kĩ năng bổ trợ
Soft skills

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc

12

Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Research Methods

13

Cơ sở văn hoá Việt Nam
Fundamentals of Vietnamese Culture

14

Lịch sử văn minh thế giới
History of World Civilization

15

Logic học đại cương
General Logics

16

Nhà nước và pháp luật đại cương
Basic of State and Law

17

Tâm lý học đại cương
General Psychology

18

Xã hội học đại cương
General Sociology

II.2

Các học phần tự chọn

19

Kinh tế học đại cương
General Economics

20

Môi trường và phát triển
Environment and Development

21

Thống kê cho khoa học xã hội
Statistics for Social Sciences

22

Thực hành văn bản tiếng Việt
Practicing on Vietnamese Texts

23

Nhập môn Năng lực thông tin
Introduction to Information Literacy

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc

24

Dẫn luận ngôn ngữ học
Introduction to Linguistics

25

Hán Nôm cơ sở
Basic Sino – Nom

26

Lịch sử Việt Nam đại cương
Overview of Vietnam History

27

Nghệ thuật học đại cương
General Artistry

III.2

Các học phần tự chọn

28

Báo chí truyền thông đại cương
Fundamentals of Mass Communication

29

Mỹ học đại cương
General Aesthetics

30

Nhân học đại cương
Introduction to Anthropology

31

Phong cách học tiếng Việt
Vietnamese Stylistics

32

Văn học Việt Nam đại cương
General Vietnamese Literature

33

Việt ngữ học đại cương
General Vietnamese Language Study

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc

34

Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII
Vietnamese Literature from 10th Century to First Half of 18thCentury

35

Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX
Vietnammese Literature from the Late Half of 18thCentury to 19thCentury

36

Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo
Confucianism, Buddhism, and Taoism

IV.2

Các học phần tự chọn

37

Tin học Hán Nôm
Infommatics for Sino-Nom Studies

38

Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường
Chinese Literature from Ancient Age to Tang Dynasty

39

Giới thiệu và phân tích kho sách Hán Nôm
An Introduction and Analysis to Sino-Nom Book Stack

40

Giáo dục và khoa cử Việt Nam
Classical Education and Examination in Vietnam

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

41

Văn tự học Hán Nôm
Grammatology for Sino-Nom Studies

42

Văn bản học Hán Nôm
Textology for Sino-Nom Studies

43

Ngữ pháp văn ngôn
Classical Chinese Grammar

44

Tứ thư 1 (Luận ngữ – Mạnh Tử)
The Four Books 1 (Lunyu – Mengzi)

45

Tứ thư 2 (Đại học – Trung dung)
The Four Books 2 (Daxue-Zhongyong)

46

Ngũ kinh 1 (Thi – Thư)
The Five Classics 1 (Shijing-Shujing)

47

Ngũ kinh 2 (Lễ – Dịch)
The Five Classics 2 (Lijing-Yijing)

48

Ngũ kinh 3 (Xuân Thu – Tả truyện)
The Five Classics 3 (Chunqiujingwith Zuo’s Comments)

49

Hán văn Việt Nam thế kỷ X – XIV
Vietnam’s Chinese Writings from 10th Century to 14thCentury

50

Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII
Vietnam’s Chinese Writings from 15th Century to 18thCentury

51

Hán văn Việt Nam thế kỷ XIX – XX
Vietnam’s Chinese Writings from 19th Century to 20thCentury

52

Văn bản chữ Nôm
Texts Written in Nom Script

V.2

Các học phần tự chọn

53

Từ chương học Hán Nôm
Rhetorics for Sino-Nom Studies

54

Đường thi – Cổ văn
Poetry of Tang Dynasty and Classical Writings

55

Tản văn triết học Tống – Minh
Song and Ming Dynasties’ Philosophical Proses

56

Thực hành văn bản Hán Nôm
Sino-Nom Texts in Practice

57

Chư Tử
Zhuzi (Chinese Ancient Philosophical Masters)

58

Tinh tuyển Hán văn Phật giáo
Collection of Buddhism sino literature

V.3

Thực tập, khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thếkhóa luận tốt nghiệp

59

Thực tập
Field Work

60

Niên luận
Annual Thesis

61

Khoá luận tốt nghiệp
Final Thesis

 

Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

62

Phân tích văn bản Hán văn
Analysis to Chinese Writings

63

Phân tích văn bản chữ Nôm
Analysis to Nom Writings

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Với đặc thù của Ngành Hán Nôm là khó học, kén chọn người học nên hiện nay rất ít trường đào tạo. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo Ngành Hán Nôm, nếu bạn muốn theo học có thể đăng kí vào một trong 2 trường đại học sau:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại Học Huế

MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN

Văn tự học Hán Nôm

Môn học trang bị kiến thức cơ bản về chữ Nôm từ góc độ văn tự học với sự phát triển của chúng trong lịch sử, các thành tố định âm lược nét, các bộ thủ thường dùng trong chữ Nôm…, từ đó, nâng cao năng lực đọc và phân tích chữ Nôm, văn bản Nôm cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Văn bản học Hán Nôm

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết văn bản nói chung và văn bản học Hán Nôm nói riêng như: đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử ra đời của văn bản học và văn bản học Hán Nôm, các khái niệm cơ bản của văn bản học cũng như các vấn đề của văn bản học Hán Nôm, sưu tầm và miêu tả văn bản, nghiên cứu lịch văn bản và khôi phục văn bản, tiêu chí làm công cụ cho việc giám định và xác định tác giả văn bản và các vấn đề về công bố văn bản.

Ngữ pháp văn ngôn

Nội dung của môn học là cung cấp đầy đủ kiến thức có hệ thống về ngôn ngữ pháp văn ngôn trên cơ sở những khái niệm và tri thức cụ thể của ngữ pháp học, kiến thức về từ pháp, cú pháp văn ngôn như: từ loại, chức năng cơ bản và sự hoạt dụng của các từ loại trong văn ngôn, vấn đề hư từ trong văn ngôn, các loại câu cơ bản, các loại câu cần chú ý của hình thái ngôn ngữ viết này.

Âm vận học chữ Nôm

Hoàn thành học phần sinh viên sẽ biết được các kiểu ghi âm của chữ Nôm, sự giao lưu lâu dài giữa ngôn ngữ Việt và Hán, sự xuất hiện của âm Hán Việt, sự nảy sinh 6 thanh điệu trong tiếng Việt, cách đọc âm Hán Việt hoá của chữ Hán ở Việt Nam, sự phát triển của ngữ âm tiếng Việt và sự thay đổi âm đọc chữ Nôm cùng những quy tắc và sơ đồ chỉnh âm theo chiều đồng đại và lịch đại.

Văn bản chữ Nôm

Môn học đem đến kiến thức văn bản Hán Nôm như: đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử ra đời của văn bản học và văn bản học Hán Nôm, khái niệm cơ bản của văn bản học cũng như các vấn đề của văn bản học Hán Nôm,  sưu tầm và miêu tả văn bản, nghiên cứu lịch văn bản và khôi phục văn bản, các tiêu chí làm công cụ cho việc giám định và xác định tác giả văn bản và các vấn đề về công bố văn bản.

Như vậy thông qua bài viết trên phần nào các bạn đã nắm được khung chương trình đào và các ngành đào đạo Ngành Hán Nôm chính. Thí sinh hãy cập nhật thường xuyên thông tin tuyển sinh ngành Hán Nôm để đưa ra kế hoạch học tập cho riêng mình nhé.

Previous Post

Chương trình đào tạo Ngành Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

Next Post

Khung chương trình đào tạo Ngành Quản lý tài nguyên rừng

Next Post
Khung chương trình đào tạo Ngành Quản lý tài nguyên rừng

Khung chương trình đào tạo Ngành Quản lý tài nguyên rừng

Discussion about this post

Thủ tục Hồ sơ tuyển sinh Quy chế đào tạo tuyển sinh Danh mục ngành nghề Chương trình đào tạo Hệ Đại học Hệ Cao đẳng & Trung cấp Hệ Sơ cấp Tìm hiểu ngành nghề Chương trình quốc tế

left1

THÔNG TIN CẦN BIẾT

Đại học Việt – Đức (Cơ sở TP. HCM)

Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đại học Dầu khí Việt Nam

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – ĐH Đà Nẵng

Trường Cao đẳng FPT

No Content Available
left1
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/toc-nam-toc-nu-c2.html
  • Giới thiệu |
  • Quy định chính sách |
  • Liên hệ
BẢN QUYỀN TRANGTUYENSINH.COM.VN
Về đầu trang
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT