Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc nhưng không phải ai trong chúng ta đều hiểu hết giá trị của nó. Hiện nay chương trình đào tạo Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở các trường đại học sẽ đào tạo chuyên sâu về vấn đề này cụ thể như: ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam và nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên ngành, góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa của dân tộc. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho sinh viên kiến thức về ngành và các môn học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam chi tiết nhất.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
– Đào tạo cử nhân Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam có thể đọc thông viết thạo, nghe nói tiếng Việt tốt, có được vốn kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như: giảng dạy tiếng Việt, biên dịch-phiên dịch, hoạt động kinh doanh, dịch vụ xã hội cần sử dụng tiếng Việt.
– Cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về tiếng Việt, văn hóa xã hội và văn học Việt Nam.
– Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Việt ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.
– Đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp đạt được trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy tiếng Việt, biên-phiên dịch tiếng Việt sang ngữ đích, các lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội cần sử dụng tiếng Việt.
– Rèn luyện những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội có quan hệ hợp tác với Việt Nam với đầy đủ kỹ năng về ngôn ngữ và văn hóa để làm việc trong môi trường nói tiếng Việt.
– Trang bị kỹ năng học tập hiệu quả để sinh viên có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành ngoại ngữ, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá – văn minh của Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở các trường đại học hiện nay về khung chương trình đào tạo Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam được Bộ giáo dục và đạo tạo quy định nhưng một số trường có sự thay đổi nhỏ để phù hợp trong quá trình đào tạo tuyển sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chương trình đào tạo Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
I | Khối kiến thức chung (Không tính các môn học 9 – 10) |
1 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở |
6 | Tiếng Việt cơ sở : nghe – nói |
7 | Tiếng Việt cơ sở: đọc – hiểu |
8 | Tiếng Việt cơ sở: ngữ pháp – viết |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Kĩ năng mềm |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
II.1 | Bắt buộc |
11 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
12 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
13 | Lịch sử văn minh thế giới |
14 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
15 | Xã hội học đại cương |
16 | Tâm lí học đại cương |
17 | Lô gíc học đại cương |
II.2 | Tự chọn |
18 | Kinh tế học đại cương |
19 | Môi trường và phát triển |
20 | Thống kê cho khoa học xã hội |
21 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
22 | Hán Nôm cơ sở |
23 | Dẫn luận ngôn ngữ học |
24 | Nghệ thuật học đại cương |
25 | Lịch sử Việt Nam đại cương |
III.2 | Tự chọn |
26 | Văn học Việt Nam đại cương |
27 | Việt ngữ học đại cương |
28 | Phong cách học tiếng Việt |
29 | Nhân học đại cương |
30 | Mĩ học đại cương |
31 | Báo chí truyền thông đại cương |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Bắt buộc |
32 | Lịch sử tiếng Việt |
33 | Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại |
34 | Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam |
35 | Văn học Việt Nam hiện đại |
IV.2 | Tự chọn |
36 | Văn học Việt Nam trung đại |
37 | Xã hội Việt Nam đương đại |
38 | Lí thuyết và thực hành dịch |
V | Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 | Bắt buộc |
39 | Tiếng Việt trung cấp |
40 | Tiếng Việt cao cấp |
41 | Ngữ pháp tiếng Việt |
42 | Từ vựng học tiếng Việt |
43 | Ngữ âm tiếng Việt |
44 | Các dân tộc Việt Nam |
45 | Di tích và thắng cảnh Việt Nam |
46 | Mĩ thuật và kiến trúc Việt Nam |
47 | Địa lí Việt Nam |
48 | Việt Nam và Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử, văn hóa và xã hội |
V.2 | Tự chọn |
49 | Phong tục, lễ hội Việt Nam |
50 | Văn học dân gian Việt Nam |
51 | Làng xã Việt Nam |
52 | Du lịch Việt Nam |
53 | Văn hóa ẩm thực Việt Nam |
54 | Hà Nội học |
55 | Kinh tế Việt Nam |
56 | Việt Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương |
57 | Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam |
58 | Văn học các dân tộc Việt Nam |
59 | Phương pháp dạy tiếng |
60 | Ngữ dụng học tiếng Việt |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
61 | Thực tập, thực tế |
62 | Khoá luận tốt nghiệp |
Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp | |
63 | Cơ sở ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam |
64 | Nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt |
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay các trường đào tạo ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam không nhiều bởi đây là ngành mới ít được các bạn trẻ biết đến nhưng nếu bạn thực sự yêu thích và muốn được tìm hiểu, khám phá về nền văn hóa, lịch sử, kinh tế, văn hóa và du lịch Việt Nam thì có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh và đăng kí xét tuyển ở một số các trường Đại học Sau đây:
- Đại học Hà Nội
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học Cửu Long
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Nguyễn Tất Thành
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Dẫn luận ngôn ngữ học
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ, đồng thời, cung cấp những kiến thức về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, giao tiếp, ngữ dụng…
Ngữ pháp tiếng Việt
Cung cấp toàn bộ kiến thức về từ pháp và cú pháp, ý nghĩa, phương thức, phạm trù, quan hệ và đơn vị ngữ pháp, tính hạt nhân của đơn vị Tiếng trong tiếng Việt; các phương thức đặc thù của tiếng Việt trong việc ghép tiếng thành từ và hiệu quả trong văn chương, từ loại và đặc điểm của các từ loại Việt ngữ, đoản ngữ và tác dụng của chúng trong việc tạo lập văn bản, câu và sự hành chức của các loại câu trong văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng.
Từ vựng học tiếng Việt
Cung cấp sơ bộ về từ vựng như: từ và yếu tố cấu tạo từ; các phương thức cấu tạo từ, nghĩa và các thành phần, các loại nghĩa, hình vị trong các ngôn ngữ và Tiếng trong tiếng Việt, tính đặc thù và ranh giới chưa rõ ràng của từ đa tiết trong tiếng Việt, các lớp từ tiếng Việt chia theo nghĩa, theo phạm vi sử dụng, theo nguồn gốc, các phương thức chuyển nghĩa, nhất là các phương thức được dùng trong các tác phẩm văn chương.
Ngữ âm tiếng Việt
Môn học giúp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về kiến thức cơ sở, phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học nói chung, ngữ âm học tiếng Việt nói riêng, hệ thống những kiến thức về tiêu chí nhận diện, quy luật phân bố, quy luật biến dạng cũng như thể hiện bằng chữ viết của các âm vị làm thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối trong tiếng Việt.
Các dân tộc Việt Nam
Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức chung về các dân tộc và vùng tộc người ở Việt Nam, đặc điểm và vị trí của các vùng tộc người và một số tộc người hiểu có ảnh hưởng lớn ở các vùng miền cũng như vị trí, vai trò quan trọng của vấn đề dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam.
Di tích và thắng cảnh Việt Nam
Ở học phần này sẽ đem đến cho người học biết được đặc điểm và vai trò của hệ thống di tích, danh thắng Việt Nam, hệ biểu tượng trong hệ thống di tích danh thắng Việt Nam, một số di tích danh thắng tiêu biểu Bắc bộ, một số di tích danh thắng tiêu biểu.
Mĩ thuật và kiến trúc Việt Nam
Là môn học thuộc khối kiến thức văn hóa, cung cấp cho sinh viên một cái nhìn khoa học về lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Việt Nam cùng những đặc điểm và thành tựu cơ bản, các yếu tố tác động đến sự hình thành phát triển, đặc điểm, quá trình phát triển, cấu trúc diện mạo của Việt Nam cùng giá trị văn hóa – thẩm mỹ của công trình kiến trúc qua bố cục, không gian, cảnh quan,…
Địa lí Việt Nam
Là môn học giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học, góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội cũng như khả năng định hướng nghề nghiệp để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy thông qua bài viết trên chắc hẳn các bạn sinh viên đã có thể nắm được các môn học Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Từ đó hãy vạch ra cho mình những kế hoạch học tập để dễ dàng vượt qua trong suốt quá trình học tập của mình nhé.
Discussion about this post