Ngành Quản lý tài nguyên rừng là một ngành được đề cao nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế. Sự có mặt của ngành học này góp phần tích cực trong việc giảm mất rừng và suy thoái cũng như kiểm soát nguồn gốc hợp pháp, đồng thời nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường trong và ngoài nước. Cũng giống như ở các chuyên ngành về lâm nghiệp, các trường đại học đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng đã chính thức có thông tin tuyển sinh mới nhất cùng các chương trình đào tạo kèm theo, mời các bạn thí sinh tham khảo nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo kỹ sư quản lý tài nguyên rừng chuyên sâu với khă năng quản lý, tổ chức, phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng. Mục tiêu của ngành nhằm đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngoài việc nắm vững thông tin tuyển sinh của trường các em thí sinh thường hay quan tâm đến chương trình đào tạo, các môn học Ngành Quản lý tài nguyên rừng trong toàn khóa? Cụ thể với chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng sẽ trang bị cho thí sinh cơ sở ngành và chuyên ngành như: Trồng rừng, Phòng chống cháy rừng, Quy hoạch và điều chế rừng, Quản lý sử dụng đất, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Điều tra rừng, Quản lý rừng bền vững, Kinh tế tài nguyên môi trường, động vật rừng…Dưới đây là khung chương trình đào tạo và môn học chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng chi tiết nhất:
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
I | Lý luận chính trị |
1. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4. | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
II | Giáo dục thể chất |
III | Giáo dục quốc phòng |
IV | Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT |
5. | Ngoại ngữ không chuyên 1 |
6. | Ngoại ngữ không chuyên 2 |
7. | Ngoại ngữ không chuyên 3 |
8. | Toán cao cấp |
9. | Xác suất – Thống kê |
10. | Hóa học |
11. | Hóa phân tích |
12. | Vật lý đại cương |
13. | Tin học đại cương |
14. | Sinh học đại cương |
15. | Sinh học phân tử |
16. | Sinh thái và môi trường |
17. | Hình thái và phân loại thực vật |
18. | Hóa sinh thực vật |
V | Khoa học xã hội và nhân văn |
19. | Nhà nước và pháp luật |
20. | Xã hội học đại cương |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
I | Kiến thức cơ sở ngành |
21. | Thổ nhưỡng đại cương |
22. | Kinh tế tài nguyên và môi trường |
23. | Khí tượng học |
24. | Sinh lý thực vật |
25. | Sinh thái rừng |
26. | Bảo tồn đa dạng sinh học |
27. | Cây rừng |
28. | Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp |
29. | Hệ thống thông tin địa lý |
II | Kiến thức ngành |
| Bắt buộc |
30. | Kỹ thuật lâm sinh |
31. | Pháp luật và chính sách lâm nghiệp |
32. | Bệnh cây rừng |
33. | Côn trùng rừng |
34. | Động vật rừng |
35. | Trồng rừng đại cương |
36. | Quản lý tài nguyên thiên nhiên |
37. | Phòng và chống cháy rừng |
38. | Quy hoạch và điều chế rừng |
39. | Điều tra rừng |
40. | Khai thác lâm sản |
41. | Tổ chức và quản lý các loại rừng |
42. | Nghiệp vụ hành chính lâm nghiệp |
43. | Lâm nghiệp xã hội |
44. | Lâm sản ngoài gỗ |
| Tự chọn (6/20) |
45. | Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn |
46. | Kinh tế nông nghiệp |
47. | Quản lý nông trại |
48. | Khuyến lâm |
49. | Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp |
50. | Lâm nghiệp đô thị |
51. | Nông lâm kết hợp |
52. | Trắc địa |
53. | Công trình lâm nghiệp |
III | Kiến thức bổ trợ |
54. | Kỹ năng mềm |
55. | Xây dựng và quản lý dự án |
56. | Phương pháp tiếp cận khoa học |
IV | Thực tập nghề nghiệp |
57. | Tiếp cận nghề QLR |
58. | Thao tác nghề QLR |
59. | Thực tế nghề QLR |
V | Khóa luận tốt nghiệp |
60. | Khóa luận tốt nghiệp QLR |
Theo Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Với đặc thù riêng của ngành học hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng cụ thể ở cả 3 miền Bắc, Trung Nam. Và để theo học ngành Quản lý tài nguyên rừng các bạn thí sinh có thể đăng kí nguyện vọng tuyển sình vào một trong số các trường đại học sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Nông Lâm Bắc Giang
- Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Quảng Bình
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Kỹ thuật lâm sinh
Môn học kỹ thuật lâm sinh trang bị những kiến thức cơ bản về rừng, thành phần của rừng và các quy luật phát sinh, sinh trưởng phát triển, diệt vong của các hệ sinh thái rừng, giúp người học phân biệt được các phương thức lâm sinh và áp dụng được các biện pháp lâm sinh cho các loại rừng theo mục tiêu kinh doanh khác nhau.
Pháp luật và chính sách lâm nghiệp
Ở học phần này học sinh sẽ hiểu được mục đích, sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, phương pháp, phân cấp quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp, quy định bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng trong thực tế. Đồng thời có thể áp dụng được một số chính sách đã và đang triển khai ở nước ta trong lĩnh vực lâm nghiệp .
Quản lý tài nguyên thiên nhiên
Môn học giúp trang bị những kiến thức về sinh học, khoa học tự nhiên và xã hội để giải quyết các vấn đề chung trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, về lĩnh vực như bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên, kỹ thuật lâm sinh, quản lý lưu vực, quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn và về thiết kế, đánh giá các thành phần, các hệ thống hoặc các quá trình liên quan đến tài nguyên sinh vật và tài nguyên có khả năng tự tái tạo.
Quy hoạch và điều chế rừng
Môn học cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết trong lĩnh vực QHLN, góp phần quản lý sử dụng tài nguyên rừng theo hướng bền vững.Cũng như khả năng chủ động phối hợp với các bên liên quan trong xây dựng, tổ chức thực thi, giám sát và đánh giá phương án QHLN phù hợp với chính sách lâm nghiệp và yêu cầu của xã hội.
Điều tra rừng
Hoàn thành môn học điều tra rừng học sinh biết được những phương pháp đánh giá tài nguyên gỗ của rừng, nghiên cứu những quy luật về hình dạng thân cây rừng, những quy luật về kết cấu của lâm phần, các quy luật sinh trưởng và điều chế rừng, điều tra cây riêng lẻ, điều tra lâm phần, điều tra tài nguyên rừng,..
Tổ chức và quản lý các loại rừng
Là bộ môn học mang đến kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng để góp phần quản lý sử dụng tài nguyên rừng theo hướng bền vững.
Nghiệp vụ hành chính lâm nghiệp
Môn học xoay quay về các vấn đề tổ chức kiểm lâm, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng bảo vệ rừng và lâm sản góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng.
Như vậy trang tuyển sinh vừa cập nhật thông tin mới nhất về ngành quản lý tài nguyên rừng, hi vọng đã phần nào giúp ích đến các bạn thí sinh hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo và các môn học Ngành Quản lý tài nguyên rừng để từ đó các em dễ dàng định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Discussion about this post