Ngành Hán Nôm là một trong số những ngành khó và kén người học nhất hiện nay nhưng lại là ngành học không thể thiếu được trong nền văn hóa xã hội của Việt Nam. Sau đây hãy cùng trangtuyensinh.com.vn tìm hiểu về các chương trình đào tạo và môn học ngành Hán Nôm để giúp các bạn học sinh dễ dàng tìm hiểu nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Sự có mặt của Ngành Hán Nôm trong hệ thống tuyển sinh ngành ngôn ngữ học ở các trường đại học hiện nay với mục đích nhằm đào tạo nên những cử nhân Hán Nôm có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng đảm nhận các công việc như: sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.
Ngoài phần kiến thức cơ bản làm nền tảng, thí sinh theo học ngành Hán Nôm sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành trên cả 2 phương diện lý thuyết và thực hành:: Hán văn cơ sở, chữ Nôm và văn bản Nôm, tinh tuyển Hán văn theo trường phái và lịch đại, Hán văn Việt Nam, văn tự học Hán Nôm; ngữ pháp văn ngôn; văn bản học Hán Nôm,…Do vậy học viên tốt nghệp chuyên ngành này sẽ có đủ khả năng minh giải văn bản Hán Nôm cũng như có đủ năng lực khai thác các giá trị văn hóa di sản Hán Nôm trên cơ sở các tri thức liên ngành và hiện đại.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nội dung của chương trình đào tạo của Ngành Hán Nôm là cung cấp cho sinh viên, học viên những thông tin hữu ích về văn học, văn hóa và hệ thống các đặc trưng văn hóa Việt nam. Hơn nữa còn trang bị kỹ năng, phương pháp về cách tìm hiểu những vấn đề về văn hóa, thực hành ngôn ngữ văn bản khoa học tiếng Việtgiúp sinh viên phân tích tạo lập văn bản khoa học tiếng Việt.
Về cơ bản chương trình đạo ngành Hán Nôm ở các trường đại học là giống nhau nhưng vẫn có một điều chỉnh nhỏ giữa các trường. Hãy cùng tham khảo môn học ngành Hán Nôm trong hệ thống chương trình đào tạo ngành Hán Nôm năm học 2020 như sau:
I | Khối kiến thức chung |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
| Tiếng Trung cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
| Tiếng Trung cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
| Tiếng Trung cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
11 | Kĩ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
12 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
13 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
14 | Lịch sử văn minh thế giới |
15 | Logic học đại cương |
16 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
17 | Tâm lý học đại cương |
18 | Xã hội học đại cương |
II.2 | Các học phần tự chọn |
19 | Kinh tế học đại cương |
20 | Môi trường và phát triển |
21 | Thống kê cho khoa học xã hội |
22 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
23 | Nhập môn Năng lực thông tin |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
24 | Dẫn luận ngôn ngữ học |
25 | Hán Nôm cơ sở |
26 | Lịch sử Việt Nam đại cương |
27 | Nghệ thuật học đại cương |
III.2 | Các học phần tự chọn |
28 | Báo chí truyền thông đại cương |
29 | Mỹ học đại cương |
30 | Nhân học đại cương |
31 | Phong cách học tiếng Việt |
32 | Văn học Việt Nam đại cương |
33 | Việt ngữ học đại cương |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
34 | Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII |
35 | Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX |
36 | Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
37 | Tin học Hán Nôm |
38 | Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường |
39 | Giới thiệu và phân tích kho sách Hán Nôm |
40 | Giáo dục và khoa cử Việt Nam |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
41 | Văn tự học Hán Nôm |
42 | Văn bản học Hán Nôm |
43 | Ngữ pháp văn ngôn |
44 | Tứ thư 1 (Luận ngữ – Mạnh Tử) |
45 | Tứ thư 2 (Đại học – Trung dung) |
46 | Ngũ kinh 1 (Thi – Thư) |
47 | Ngũ kinh 2 (Lễ – Dịch) |
48 | Ngũ kinh 3 (Xuân Thu – Tả truyện) |
49 | Hán văn Việt Nam thế kỷ X – XIV |
50 | Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII |
51 | Hán văn Việt Nam thế kỷ XIX – XX |
52 | Văn bản chữ Nôm |
V.2 | Các học phần tự chọn |
53 | Từ chương học Hán Nôm |
54 | Đường thi – Cổ văn |
55 | Tản văn triết học Tống – Minh |
56 | Thực hành văn bản Hán Nôm |
57 | Chư Tử |
58 | Tinh tuyển Hán văn Phật giáo |
V.3 | Thực tập, khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thếkhóa luận tốt nghiệp |
59 | Thực tập |
60 | Niên luận |
61 | Khoá luận tốt nghiệp |
| Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
62 | Phân tích văn bản Hán văn |
63 | Phân tích văn bản chữ Nôm |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Với đặc thù của Ngành Hán Nôm là khó học, kén chọn người học nên hiện nay rất ít trường đào tạo. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo Ngành Hán Nôm, nếu bạn muốn theo học có thể đăng kí vào một trong 2 trường đại học sau:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại Học Huế
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Văn tự học Hán Nôm
Môn học trang bị kiến thức cơ bản về chữ Nôm từ góc độ văn tự học với sự phát triển của chúng trong lịch sử, các thành tố định âm lược nét, các bộ thủ thường dùng trong chữ Nôm…, từ đó, nâng cao năng lực đọc và phân tích chữ Nôm, văn bản Nôm cả về lý thuyết lẫn thực hành.
Văn bản học Hán Nôm
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết văn bản nói chung và văn bản học Hán Nôm nói riêng như: đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử ra đời của văn bản học và văn bản học Hán Nôm, các khái niệm cơ bản của văn bản học cũng như các vấn đề của văn bản học Hán Nôm, sưu tầm và miêu tả văn bản, nghiên cứu lịch văn bản và khôi phục văn bản, tiêu chí làm công cụ cho việc giám định và xác định tác giả văn bản và các vấn đề về công bố văn bản.
Ngữ pháp văn ngôn
Nội dung của môn học là cung cấp đầy đủ kiến thức có hệ thống về ngôn ngữ pháp văn ngôn trên cơ sở những khái niệm và tri thức cụ thể của ngữ pháp học, kiến thức về từ pháp, cú pháp văn ngôn như: từ loại, chức năng cơ bản và sự hoạt dụng của các từ loại trong văn ngôn, vấn đề hư từ trong văn ngôn, các loại câu cơ bản, các loại câu cần chú ý của hình thái ngôn ngữ viết này.
Âm vận học chữ Nôm
Hoàn thành học phần sinh viên sẽ biết được các kiểu ghi âm của chữ Nôm, sự giao lưu lâu dài giữa ngôn ngữ Việt và Hán, sự xuất hiện của âm Hán Việt, sự nảy sinh 6 thanh điệu trong tiếng Việt, cách đọc âm Hán Việt hoá của chữ Hán ở Việt Nam, sự phát triển của ngữ âm tiếng Việt và sự thay đổi âm đọc chữ Nôm cùng những quy tắc và sơ đồ chỉnh âm theo chiều đồng đại và lịch đại.
Văn bản chữ Nôm
Môn học đem đến kiến thức văn bản Hán Nôm như: đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử ra đời của văn bản học và văn bản học Hán Nôm, khái niệm cơ bản của văn bản học cũng như các vấn đề của văn bản học Hán Nôm, sưu tầm và miêu tả văn bản, nghiên cứu lịch văn bản và khôi phục văn bản, các tiêu chí làm công cụ cho việc giám định và xác định tác giả văn bản và các vấn đề về công bố văn bản.
Như vậy thông qua bài viết trên phần nào các bạn đã nắm được khung chương trình đào và các ngành đào đạo Ngành Hán Nôm chính. Thí sinh hãy cập nhật thường xuyên thông tin tuyển sinh ngành Hán Nôm để đưa ra kế hoạch học tập cho riêng mình nhé.
Discussion about this post