Khi nhắc tới những ngành học Hot nhất hiện nay không thể không nhắc tới ngành Luật kinh tế vì đây chính là một ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn được nhiều thí sinh quan tâm vào mỗi mùa thi tuyển sinh. Trong bài viết sau đây, Trang Tuyển Sinh sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản giúp các bạn có thêm hiểu biết về ngành học này.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Ngành Luật kinh tế có tên gọi tiếng Anh là Economic Law. Đây chính là một ngành thuộc bộ phận của pháp luật về kinh tế và là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Mục đích của Luật kinh tế chính là duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Ngành Luật kinh tế và ngành Luật khác nhau như thế nào?
- Ngành Luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật, trong đó tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề kinh tế.
- Ngành Luật cung cấp kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh các lĩnh vực luật như ngành luật kinh tế, ngành luật còn cung cấp kiến thức luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học…
HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh thế, các bạn sinh viên sẽ dễ dàng tìm được việc làm với một mức lương vô cùng hấp dẫn. Cụ thể các bạn có thể đảm nhận những vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Các bạn trẻ có thể khẳng định năng lực của bản thân với những công việc trên tại:
- Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.
- Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
- Cơ quan nhà nước các cấp;
- Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:
- Chưa có kinh nghiệm: Từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng;
- Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 6 triệu đồng/ tháng;
- Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng;
- Kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/ tháng;
- Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/ tháng và phần trăm doanh thu;
- Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty;
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Luật kinh tế: 7380107
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật kinh tế:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
>>> Xem thêm tổ hợp môn xét tuyển đại học
Ngành Luật kinh tế – Tiềm năng phát triển lớn trong tương lai
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp lại danh sách các trường đại học có đào tạo ngành Luật kinh tế để các bạn trẻ dễ dàng lựa chọn được một môi trường phù hợp:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Lao động Xã hội
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Thương mại
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Đông Đô
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Thành Tây
- Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
- Đại học Kinh Bắc
- Đại học Thành Đông
- Đại học Trưng Vương
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Luật – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Tài chính – Kế toán
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Đông Á
- Đại học Phan Thiết
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Bình Dương
- Đại học Công nghệ Miền Đông
- Đại học Dân lập Cửu Long
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
Điểm chuẩn của ngành Luật kinh tế khác cao. Trong kỳ tuyển sinh năm 2019, mức điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng từ 14 – 23 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế sẽ trang bị cho các bạn sinh viên đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Nếu có mong muốn theo học và thành công trong ngành Luật kinh tế thì các bạn trẻ sẽ cần phải có được những kỹ năng như:
- Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
- Có trình độ ngoại ngữ cao;
- Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
- Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
- Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.
Là một ngành có nhiều triển vọng phát triển thì sức hút của ngành nghề này đối với các bạn trẻ không phải là nhỏ. Chính vì thế, hãy tìm hiểu thông tin để có được cái nhìn tổng quan về ngành học này và mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Thí sinh cập nhật tin tuyển sinh mới nhất để nắm bắt được quy định mới trong kỳ thi sắp tới nhé!
Discussion about this post