Luật kinh tế đang là ngành học hot nhất hiện nay, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Bởi sự hội nhập của nước ta như hiện nay thì nguồn nhân lực tài giỏi cho ngành này đang thực sự thiếu hụt. Vậy ngành luật kinh tế học những gì, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Chương trình đào tạo ngành luật kinh tế
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Ngành luật kinh tế nhằm đào tạo cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản lẫn nâng cao về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo cử nhân luật hệ đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành luật những người có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp luật.
- Rèn luyện kỹ năng thực tiễn pháp lý, chính trị, kinh tế, xã hội liên quan đến pháp luật.
- Phát huy và kế thừa truyền thống tốt đẹp của ngành pháp luật Việt Nam
- Có định hướng chuyên sâu rèn luyện kỹ năng thực hành, giải quyết các tình huống trong lĩnh vực pháp luật.
- Có định hướng theo đuổi và vươn cao hơn trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Luật kinh tế nhiều trường đào tạo, và khung chương trình đào tạo do Bộ giáo dục đề ra. Nhưng ở một số trường sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chương trình đào tạo ngành luật kinh tế tại Viện Đại học mở Hà Nội đã được Trang tuyển sinh cập nhật:
Theo Viện Đại học Mở Hà Nội
MÔ TẢ CHI TIẾT MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Đại cương văn hoá Việt Nam
Đại cương văn hóa Việt Nam trang bị những kiến thức về văn hóa, văn hóa học và văn hóa Việt Nam, các giai đoạn, tiến trình lịch sử Việt Nam….
- Xã hội học đại cương
Nội dung xã hội học đại cương cung cấp cho sinh viên luật những khái quát về sự hình thành, phát triển khoa học xã hội, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nghiên cứu xã hội học, xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa ….
- Logic học
Bao gồm các nội dung như sau: Những vấn đề của Logic học truyền thống; một số nội dung của Logic học hiện đại; lịch sử Logic; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.
- Luật học so sánh
Môn học này cung cấp các cơ sở lý luận cơ bản về luật học so sánh, hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, hệ thống pháp luật của các nước hồi giáo và của một số nước chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo; hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật của một số nước
- Luật Hiến pháp
Luật Hiến Pháp Việt Nam bao gồm các nội dung sinh viên được nghiên cứu: Ngành luật Hiến pháp và khoa học luật hiến pháp; sự ra đời và phát triển của Hiến pháp trong lịch sử; lịch sử lập hiến Việt Nam; chế độ chính trị của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; chế độ kinh tế của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ bầu cử, quốc tịch, quốc kỳ, quốc ca của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Luật Hành chính
Luật hành chính sinh viên sẽ học gì? Đó là các kiến thức luật hành chính và quản lý nhà nước, các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước; hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước; thủ tục hành chính; quyết định hành chính; địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức nhà nước; địa vị pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội; địa vị pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài…
- Luật Dân sự
Sinh viên Luật học những nội dung chính: Khái niệm tài sản; đặc điểm của tài sản; phân loại tài sản và phân loại quyền tài sản; phân loại vật; khái niệm về quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu; khái niệm về quyền thừa kế; thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia di sản thừa kế.Các nội dung liên quan đến hợp đồng, phát sinh hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng…
- Luật Tài chính I
Những nội dung chính mà sinh viên luật sẽ phải học: Lý luận chung về luật ngân sách nhà nước; chế độ pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước; pháp luật điều chỉnh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước; địa vị pháp lý của kho bạc nhà nước; chế độ pháp lý về hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý phạt vi trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
- Luật Đất đai
Sinh viên luật học về các nội dung sau đây của luật đất đai: Những vấn đề lý luận chung về sở hữu toàn dân đối với đất đai; các nguyên tắc cơ bản và chế độ quản lý nhà nước về đất đai trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sử dụng đất và địa vị pháp lý của người sử dụng đất; chế độ pháp lý của một số loại đất chuyên dụng: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở.
- Luật Môi trường
Tìm hiểu về Pháp luật kiểm soát ô nhiễm (đánh giá tác động môi trường, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, những khía cạnh pháp lý về quản lý chất thải); pháp luật về bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học; các khía cạnh pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra rất nhiều học phần quan trọng khác mà sinh viên cần phải học. Và thông qua bài viết này các bạn sinh viên biết rõ các môn học ngành luật Kinh tế. Hãy lên kế hoạch để học tập thật tốt nhé!
Discussion about this post