Tân sinh viên không bao giờ được nói chuyện với người lạ hoặc giúp đỡ người khác một cách bất cẩn nơi công cộng mà phải hết sức cẩn thận, vì kẻ xấu luôn có những chiêu thức phức tạp để thu hút bạn.
CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM XÉT TUYỂN BỔ SUNG VỚI NHIỀU HỌC BỔNG HẤP DẪN
Những ngày gần đây, thông tin tân sinh viên vừa đến các thành phố lớn nhập học đã mất tích, không liên lạc được trên các trang mạng xã hội. Điều này dấy lên một mối lo ngại cực lớn vì sự an toàn và khả năng tự vệ của các học sinh, sinh viên, nhất là các bạn từ tỉnh lẻ vào thành phố học tập. Môi trường rộng lớn, phức tạp của thành phố luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường về an ninh, nhiều thành phần xấu vẫn chờ chực sơ hở của tân sinh viên để thực hiện những hành vi phạm pháp. Vì vậy, cho chính mình khi phải sống một mình nơi đất khách quê người, tân sinh viên cần nắm vững các kỹ năng xử lý tình huống và cách phòng tránh hiệu quả với những chiêu trò cám dỗ. Điều này không chỉ giúp bạn bảo vệ chính mình mà còn giúp bố mẹ yên tâm hơn khi con cái đi học xa nhà.
1. Đi xe buýt luôn chuẩn bị đủ tiền lẻ để trả lượt đi, lượt về, không nên lôi quá nhiều tiền mặt trên xe, vì ngoài việc có thể rơi rớt, bạn cũng sẽ khiến những kẻ có ý định xấu chú ý đến. Chọn ghế an toàn để ngồi, không chọn ghế khuất tầm nhìn, nếu không đủ chỗ, vui lòng tìm chỗ đứng an toàn và hạn chế tiếp xúc. Điều quan trọng là đeo ba lô trên ngực, kéo khóa cẩn thận và thường xuyên kiểm tra túi quần, túi áo để đảm bảo tài sản của bạn được an toàn, không bị móc túi.
2. Giữ khoảng cách với người lạ ở những nơi công cộng và những nơi không có người. Nếu ai đó đến hỏi han hoặc nói chuyện, bạn nên tìm cách tránh và hạn chế tiếp xúc trừ khi ai đó hỏi thời gian hoặc chỉ đường, không trả lời câu hỏi cá nhân và không nhận thức ăn hoặc đồ vật người lạ cho, biếu hoặc tặng. Kẻ xấu rất có thể sẽ cố gắng tiếp cận bạn, những gì chúng đưa sẽ là công cụ gián tiếp hỗ trợ chúng thực hiện hành vi.
3. Ở một nơi vắng vẻ và xa lạ, nếu ai đó yêu cầu sự giúp đỡ của bạn (chẳng hạn như một đứa trẻ mất tích), ai đó sẽ báo người ngất xỉu hoặc tai nạn và yêu cầu bạn đi đến một địa chỉ khác ngoài khu vực đó thì hãy có cách xử lý khôn khéo nhất. Độ tin cậy của lời nói vẫn chưa được kiểm chứng, vì vậy điều đầu tiên bạn cần làm là nhờ cơ quan chức năng can thiệp hoặc đề nghị đưa họ đến trụ sở công an gần nhất. Nếu nghi ngờ, hãy từ chối ngay yêu cầu của người lạ, thậm chí cả mở đồ, giữ hành lý…
4. Tìm nhà trọ ở những khu vực đông dân cư, đường xá sáng sủa. Nếu bạn phải ở một nơi vắng vẻ, không có đèn điện vào ban đêm, cần cảnh giác và ra ngoài khi quá muộn, tốt nhất là trước 10h tối. Trong trường hợp bất khả kháng. bạn phải ra ngoài khuya, bạn nên đi cùng bạn bè hoặc xin ngủ nhờ nhà người quen.
5. Bạn đang gặp trường hợp khó khăn như hỏng xe, quên ví, v.v … Cần ai đó giúp đỡ? Trong trường hợp này, nếu thận trọng và tin tưởng đúng người, nếu gặp ai tỏ vẻ hồ hởi, sẵn sàng đến nỗi nằng nặc muốn trợ giúp thì hãy suy nghĩ thật kỹ rằng liệu có nên nhận lời người này hay không, vì rất có thể họ còn có mục đích khác nữa mà bạn không lường trước. Nếu vấn đề quá cấp bách mà không thể chờ bạn bè hay người thân đến, đầu tiên bạn nên hỏi người dân sống xung quanh hai bên đường để hỏi cách giải quyết và biết đâu bạn cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ họ.
6. Lên đại học đồng nghĩa với việc trang phục không còn khắt khe như hồi cấp 3 nhưng bạ cũng phải lựa chọn trang phục thật cẩn thận khi ra ngoài. Đi xe buýt, đi thang máy, đến chỗ đông người, … phải mặc kín đáo, che chắn những bộ phận nhạy cảm để tránh bị kẻ xấu cố tình lợi dụng, xâm hại. Gợi ý bạn nên sử dụng áo khoác hoặc váy chống nắng tiện lợi.
7. Cho dù bạn nghe chủ nhà nói rằng an ninh phòng trọ rất tốt, nhưng bạn cũng không thể tin tưởng 100%. Mỗi khi ra vào nhớ khóa cửa cẩn thận, trang bị khóa, chốt an toàn, nếu cần đi xa và trong phòng có đồ có giá trị hãy đặt ở nơi kín đáo, khó tìm đề phòng trọm cắp.
8. Không tiết lộ, cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ người lạ nào, chỉ cung cấp cho nơi mà bạn biết rõ về nó như trường học, nơi làm việc, bệnh viện, cơ quan chức năng,… Khi gặp những ai chào mời lời cho vay tiền, quà khuyến mãi nhưng xin danh tính của bạn, tuyệt đối nên tránh xa.
9. Nếu muốn đi làm thêm, hãy tìm hiểu thật cặn kẽ nơi bạn muốn làm từ nhiều nguồn như người thân, bạn bè, fanpage, trang web,… và phải suy xét, đánh giá thật kỹ nguồn đăng tuyển có đáng tin cậy hay không. Nếu nơi đó yêu cầu bạn đến phỏng vấn và đóng phí đảm bảo, đặt cọc trước thì nhất định phải từ chối, không nghe theo lời dụ dỗ của “cò” tìm việc làm. Hiện nay, nếu cần các công việc như gia sư, phục vụ, bán hàng,… bạn hoàn toàn có thể lên trang chính thức của các đơn vị này (kiểm chứng bằng tích xanh hoặc lượt tương tác) để theo dõi và tìm hiểu.
10. Nếu một người lạ chào và nói: “Tôi thấy bạn là người năng động, tự tin nên muốn giới thiệu cho bạn cơ hội làm giàu với thu nhập khủng…” thì bạn đừng ngại ngần mà hãy chặn tin nhắn và từ chối giao tiếp, bởi đây là một chiêu trò để người khác đưa bạn vào bán hàng đa cấp – chiêu “làm giàu” sẽ khiến nhiều sinh viên lâm vào cảnh nợ nần. Kiếm tiền không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu bạn thấy nó quá dễ dàng, hãy tỏ ra nghi ngờ!
Xem thêm:
Discussion about this post