Không giống như thời cấp 3, học Đại học có rất nhiều môn học nghe tên rất lạ khiến bạn không hiểu chúng học về cái gì và học để làm gì. Dưới đây là những môn học “khó nhằn” trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi nhắc lại của cựu sinh viên.
CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM XÉT TUYỂN BỔ SUNG VỚI NHIỀU HỌC BỔNG HẤP DẪN
Triết học Mác – Lê nin
Đây là một môn học mang tính trừu tượng cao và hàn lâm với số trang sách dày bịch. Triết học đòi hỏi tính tư duy cao, bởi việc giảng dạy môn học này cũng còn nhiều hạn chế nên nó đã trở thành môn học khó khiến nhiều sinh viên không thể tiếp thu. Chắc hẳn không ít bạn sinh viên từng đặt câu hỏi “Học Triết học để làm gì?”. Nhiều kiến thức trừu tượng, mông lung, những thuật ngữ thâm sâu bí hiểm mà sinh viên rất khó ghi nhớ, nhưng đây lại là môn học hầu như các sinh viên ngành không chuyên phải học và không ít bạn phải học lại vì không thể qua môn.
Xác suất thống kê
Xác suất thống kê cũng là môn học khiến sinh viên sợ hãi mỗi khi nhắc đến. Nếu trường bạn không có môn học này thì phải cảm thấy mình thật may mắn. Công thức ở môn học này thì nhiều vô kể, khó nhớ nhưng vấn đề lớn hơn là có công thức rồi bạn cũng chẳng biết áp dụng nó ra sao. Thậm chí tình trạng học lại nhiều nhưng vẫn chưa qua được môn nên việc học lại Xác suất thống kê là chuyện “thường ngày ở huyện”. Thậm chí, có nhiều sinh viên phải học lại đến khi gần ra trường mới qua môn được.
Vì thế, khi học Xác xuất thống kê trên lớp hãy chăm chú nghe giảng, không hiểu là phải hỏi giảng viên ngay. Về nhà, nhớ làm bài tập đầy đủ, không hiểu thì mang đến lớp hỏi bạn bè hoặc giảng viên.
Toán cao cấp
Sinh viên các ngành kinh tế, kỹ thuật dù muốn hay không đều phải học môn này. Và sau khi học xong, đến khi ra trường, câu hỏi của các bạn trẻ vẫn là “học Toán cao cấp để làm gì?”. Môn học này khó với phần lớn sinh viên bởi mức độ rối rắm, công thức lằng nhằng, khô khan và khó hiểu. So với những công thức toán học THPT thì Toán cao cấp đúng là “cao cấp” hơn hẳn, độ khó gần n lần môn Toán THPT.
Với nhiều bạn sinh viên, cố gắng gồng mình lên học và nhồi nhét vô vàn công thức cũng chỉ cố gắng để được qua môn.
Tiếng Anh
Tiếng anh là môn học cần thiết nhưng lại không phải là lợi thế của nhiều sinh viên ( đặc biệt là các bạn thi khối A, B, C). Ở hầu hết các trường Đại học đều có thi đầu vào và chuẩn đầu ra Tiếng Anh với đầy đủ yêu cầu về 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Chưa kể môn tiếng Anh còn chú trọng vào tiếng Anh chuyên ngành. Vì thế, dù là lên ĐH thì bạn cũng không thoát được bộ môn này nên hãy vì tương lai sau mà cố gắng học thật tốt môn Tiếng Anh nhé.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nếu bạn học khá môn Lịch sử thì Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là môn khó nhằn. Nhưng với lượng kiến thức cần nhớ khá nhiều thì môn học này vẫn khiến nhiều sinh viên phải vật vã học chỉ để qua môn.
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cũng tương tự như môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam khá giống với Lịch sử lớp 12. Đối với sinh viên khối ngành Kinh tế – kỹ thuật thì đây quả là môn cực hình.
Thể dục
Nghe hơi vô lý nhưng lại rất thuyết phục chính là đây chứ đâu. Thể dục thì ở thời học sinh hay sinh viên cũng đều phải học. Nhưng đây chỉ là môn phụ và không ảnh hưởng đến bảng điểm ra trường, chỉ cần qua môn là được. Thế nhưng học thể dục ở Đại học cũng có nhiều học phần cực kỳ “khó nhằn” khiến bạn phải chán nản như chạy cự li 1800m, bóng chuyền, bơi lội ( ở một số trường đặc thù).
Xem thêm:
Discussion about this post