Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT
Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Những nguyên nhân khiến sinh viên dù được chu cấp bao nhiêu tiền vẫn thấy thiếu

17/02/2022
in Bản tin nóng
0
Những nguyên nhân khiến sinh viên dù được chu cấp bao nhiêu tiền vẫn thấy thiếu

Có lẽ cụm từ “sinh viên nghèo” không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên, thậm chí còn trở thành “thương hiệu” mỗi khi nhắc đến sinh viên. Khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học cũng là lúc các bạn trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tài chính.

nguyen-nhan-khien-sinh-vien-du-duoc-chu-cap-bao-nhieu-tien-van-thay-thieu
Nguyên nhân các sinh viên nghèo càng thêm nghèo, được cho bao nhiêu tiền cũng không đủ

Chưa quen với cách sống mới

Cuộc sống xa nhà khiến sinh viên phải mua sắm nhiều đồ đạc, vật dụng như xoong nồi, bếp gas, chảo, quạt… ngay từ đầu nên sinh viên dễ bị thâm hụt tài chính ngay từ đầu. Không chỉ thế, việc sống cùng phòng trọ/ ký túc xá thì việc tụ tập bạn bè là không thể tránh khỏi, thi thoảng sẽ có những buổi ăn uống, liên hoan… thắt chặt quan hệ cũng là lý do khiến nhiều sinh viên cạn túi lúc nào không biết.

Chi tiêu không có kế hoạch

Tân sinh viên lần đầu xa nhà: Cái gì em cũng muốn mua….Chi tiền không có kế hoạch, không có điểm dừng là nguyên nhân khiến sinh viên nghèo càng nghèo hơn. Vì được tự cầm tiền chi tiêu hàng tháng nên không ít bạn sinh viên quá tay, vung tiền tiêu hết luôn từ đầu tháng. Đến cuối tháng không còn một xu dính túi rồi phải ngửa tay xin thêm bố mẹ hoặc vay mượn từ bạn bè. Điều này sẽ trở thành thói quen nếu sinh viên không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, dần dần sẽ trở thành “con nợ” trong suốt những năm tháng học Đại học.

nguyen-nhan-khien-sinh-vien-du-duoc-chu-cap-bao-nhieu-tien-van-thay-thieu
Việc mua sắm không có điểm dừng chính là nguyên nhân khiến sinh viên cháy túi

Khi nhận được tiền trợ cấp hàng tháng từ gia đình, sinh viên nên có kế hoạch rõ ràng của tháng đó. Xác định những gì quan trọng cần chi tiêu trước khi bỏ ra một khoản tiền để mua chúng. Chẳng hạn quan trọng nhất là tiền trọ rồi đến tiền ăn hàng ngày, tiền xăng xe… Nên nhớ tiêu tiền vào những khoản cần thiết trước.

Trộm cắp

Đây cũng là một nỗi ám ảnh với sinh viên khi ở trọ hoặc ký túc xá. Mất đồ có thể là do kẻ trộm đột nhập từ bên ngoài hoặc cũng có thể là chính những người sống cùng phòng trọ, cùng ký túc. Những món đồ mà sinh viên hay bị mất trộm nhất là laptop, điện thoại, ví tiền, xe đạp, xe máy thậm chí là quần áo… Tất cả đều là những món đồ dùng cần thiết và cần sinh viên phải mất một khoản tiền không nhỏ để mua sắm lại. Vì thế, hãy bảo quản đồ đạc thật cẩn thật, khóa cửa và xe sau khi sử dụng, cảnh giác với những chiêu trò cám dỗ…

Nghèo do bị phạt

Phạt ở đây có thể là do vi phạm luật giao thông, phạt vì những lý do ngớ ngẩn do chủ nhà trọ quy định… Số tiền phạt tuy chỉ vài trăm nghìn nhưng cũng là số tiền khá lớn với những bạn trẻ chưa làm ra thu nhập.

Thiếu tiền vì chuyển phòng trọ liên tục

Thực tế cho thấy có khá nhiều sinh viên phải khổ sở với vấn đề nhà trọ. Không chỉ việc tìm được nhà trọ ưng ý đã khó mà việc ăn ở ổn định ở đó còn khó hơn. Việc khiến bạn phải chuyển nhà trọ liên tục xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Có thể do nhà trọ không đảm bảo an ninh, môi trường sống quá ồn ào, cách xa trường… hoặc có thể là do chính bạn không đáp ứng được quy định của nhà trọ.

Việc cứ phải chuyển đi chuyển lại nhà trọ không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn tốn thời gian và sức lực. Vì thế trước khi muốn an tâm học hành, hãy “an cư” trước nhé.

Bài viết được nhiều thí sinh quan tâm:

  • 7 điều khiến Tân sinh viên vỡ mộng khi bước vào cánh cổng Đại học
  • Kinh nghiệm học tốt các môn đại cương cho tân sinh viên
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả dành cho Học sinh, Sinh viên
Previous Post

Cách chọn laptop tốt nhất cho học sinh, sinh viên

Next Post

Top những trường đại học đáng học nhất Việt Nam

Next Post
Top những trường đại học đáng học nhất Việt Nam

Top những trường đại học đáng học nhất Việt Nam

Discussion about this post

Thủ tục Hồ sơ tuyển sinh Quy chế đào tạo tuyển sinh Danh mục ngành nghề Chương trình đào tạo Hệ Đại học Hệ Cao đẳng & Trung cấp Hệ Sơ cấp Tìm hiểu ngành nghề Chương trình quốc tế

left1

THÔNG TIN CẦN BIẾT

Đại học Việt – Đức (Cơ sở TP. HCM)

Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đại học Dầu khí Việt Nam

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – ĐH Đà Nẵng

Trường Cao đẳng FPT

No Content Available
left1
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/toc-nam-toc-nu-c2.html
  • Giới thiệu |
  • Quy định chính sách |
  • Liên hệ
BẢN QUYỀN TRANGTUYENSINH.COM.VN
Về đầu trang
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT