Ngành Kinh tế công nghiệp hiện đang được đánh giá cao trên thị trường tuyển dụng với cơ hội việc làm đa dạng và mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Nếu thực sự yêu thích ngành học này, hãy tham khảo bài viết sau đây để hiện thực hóa niềm đam mê của bản thân nhé!
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
Ngành Kinh tế công nghiệp có tên tiếng Anh là Industrial economics. Kinh tế công nghiệp là một chuyên ngành Kinh tế học thuộc lĩnh vực kinh tế học ứng dụng, chuyên nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức ngành, năng lực cạnh tranh giữa các ngành và tiểu ngành kinh tế.
Mục tiêu đào tạo của ngành Kinh tế công nghiệp chính là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế và quản lý trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng. Đào tạo những kiến thức về tổ chức hoạt động và vận hành của thị trường, những vấn đề kinh tế trong các ngành công nghiệp và năng lượng cũng như những kiến thức liên quan đến quản lý các nguồn tài nguyên.
HỌC NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế công nghiệp sẽ có đầy đủ những kiến thức khoa học cơ bản cùng với những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để có thể tham gia vào quá trình quản lý một cách hiệu quả.
Cụ thể là sau khi nhận được tấm bằng cử nhân ngành Kinh tế công nghiệp, các bạn sẽ có đủ năng lực để làm việc tại:
- Nghiên cứu viên, tư vấn viên trong các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, các dự án quốc tế về năng lượng, môi trường đặc biệt về năng lượng tái tạo; các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kinh tế, cụ thể như về công nghiệp, năng lượng…
- Kỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng;
- Kỹ sư vận hành trong các cơ quan, tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng (Điện, dầu khí, than, năng lượng tái tạo…), hoặc có liên quan đến năng lượng;
- Làm việc các vị trí như Trợ lý giám đốc, Chuyên gia tư vấn về Kinh tế;
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo về kinh tế;
- Kiểm toán viên tại các Công ty kiểm toán, Cơ quan kiểm toán Nhà nước;
- Công tác kế toán, kiểm toán, kiểm soát tại các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, Bưu chính viễn thông; các Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kế hoạch tiền lương của các Sở, Ban, Ngành liên quan đến công nghiệp, xây dựng và Bưu chính viễn thông;
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
Mức lương ngành Kinh tế công nghiệp đối với những người đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc phổ biến trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Mức lương trung bình của từng đối tượng sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, năng lực, vị trí công tác trong công ty, doanh nghiệp…
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kinh tế công nghiệp: 7510604
– Ngành Kinh tế công nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
Tại nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp. Để đăng ký xét tuyển vào ngành học này, các bạn có thể tra cứu thông tin tuyển sinh tại các trường sau đây:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
Năm 2020, điểm chuẩn ngành Kinh tế công nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là 24.65 điểm và tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên là 15 điểm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Công nghiệp sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực: Kế toán Tài chính, Kế toán Xây dựng cơ bản, Kiểm toán, Kế toán Quản trị, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị, Marketing và Phân tích hoạt động kinh doanh… Ngoài ra, còn được trang bị các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng tổ chức hiệu quả…
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
Các bạn trẻ học tập và làm việc trong ngành Kinh tế Công nghiệp sẽ cần đáp ứng được những tố chất như:
- Chịu được áp lực công việc cao;
- Kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ;
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
- Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm;
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
- Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội…
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế công nghiệp và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Discussion about this post