Ngành Y học dự phòng đang là một ngành hot, được nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo học. Bởi đây là một trong số những ngành được đánh giá là ngành học thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn xã hội hiện nay. Nhưng ngành này học những gì, thời gian đào tạo ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết này nhé!
Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng nhằm tạo ra đội ngũ y bác sỹ y học dự phòng có tâm , có tài, kiến thức chuyên ngành vững chắc, nhằm đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của y tế dự phòng và sức khỏe cộng đồng, có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
Về thái độ:
- Rèn luyện thế hệ sinh viên tận tụy với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.
- Biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến về nhu cầu sức khỏe và các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Tinh thần trung thực, khách quan, ý chí vươn lên trong học tập.
- Phát huy tình thần và truyền thống tốt đẹp của ngành y.
Về kiến thức:
- Đào tạo sinh viên ngành y có kiến thức khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn và y sinh học cơ sở làm nền tảng cho y học dự phòng;
- Rèn luyện kiến thức để xác định các yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội… đến sức khỏe mọi người.
- Nâng cao các kiến thức về cách phòng chữa bệnh thông thường, bệnh cấp cứu….
– Có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Về kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích các thông tin về y tế cộng đồng
- Biết cách giám sát và phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người trong cộng đồng.
- Thực hiện phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng;
- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động y học dự phòng và y tế công cộng;
- Phát hiện và xử trí bệnh thông thường;
- Xử trí ban đầu một số cấp cứu ở cộng đồng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành y học dự phòng do Bộ giao dục và đào tạo quy định. Nhưng một số trường có ngành đào tạo này như Đaị học y Hà Nôi, Đại học y dược- ĐH Thái Nguyên, Đại học y dược Hải phòng, ĐH y khoa Vinh… sẽ có những thay đổi nho nhỏ để phù hợp với chương trình đào tạo của trường. Sau đây các em có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành y học dự phòng – Đại học y dược Cần Thơ:
Kiến thức giáo dục đại cương:
TT |
|
TÊN HỌC PHẦN | Tổng số TC | Phân bố tín chỉ | ||
| LT | TH | ||||
| Các học phần chung | 33 | 28 | 5 | ||
1. |
| Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin I | 2 | 2 | 0 | |
2. |
| Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin II | 3 | 3 | 0 | |
3. |
| Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | 2 | 0 | |
4. |
| Đường lối cách mạng của ĐCSVN | 3 | 3 | 0 | |
5. |
| Anh văn I | 3 | 3 | 0 | |
6. |
| Anh văn II | 3 | 3 | 0 | |
7. |
| Anh văn chuyên ngành | 3 | 3 | 0 | |
8. |
| Tin học đại cương | 2 | 1 | 1 | |
9. |
| Giáo dục thể chất | 3 | 0 | 3 | |
10. |
| Giáo dục quốc phòng – An ninh I | 3 | 3 | 0 | |
11. |
| Giáo dục quốc phòng – An ninh II | 2 | 2 | 0 | |
12. |
| Giáo dục quốc phòng – An ninh III | 3 | 2 | 1 | |
13. |
| Nhà nước và Pháp luật | 1 | 1 | 0 | |
| Các học phần cơ sở khối ngành | 17 | 13 | 4 | ||
14. |
| Sinh học và di truyền | 3 | 2 | 1 | |
15. |
| Lý sinh | 3 | 2 | 1 | |
16. |
| Hoá học | 3 | 2 | 1 | |
17. |
| Tin học ứng dụng | 2 | 1 | 1 | |
18. |
| Xác suất – Thống kê y học | 2 | 2 | 0 | |
19. |
| Tâm lý y học – Đạo đức y học | 2 | 2 | 0 | |
20. | Thống kê y tế | 2 | 2 | 0 |
Tổng cộng | 50 | 41 | 9 |
Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
TT |
TÊN HỌC PHẦN | Tổng số TC | Phân bố tín chỉ | |
LT | TH | |||
Các học phần cơ sở của ngành | 50 | 29 | 21 | |
21. | Giải phẫu I | 3 | 2 | 1 |
22. | Giải phẫu II | 2 | 1 | 1 |
23. | Mô phôi | 3 | 2 | 1 |
24. | Sinh lý học I | 2 | 2 | 0 |
25. | Sinh lý học II | 3 | 2 | 1 |
26. | Hóa sinh | 3 | 2 | 1 |
27. | Vi sinh | 3 | 2 | 1 |
28. | Ký sinh trùng | 3 | 2 | 1 |
29. | Giải phẫu bệnh | 2 | 1 | 1 |
30. | Sinh lý bệnh – Miễn dịch | 3 | 2 | 1 |
31. | Dược lý | 3 | 2 | 1 |
32. | Chẩn đoán hình ảnh | 2 | 1 | 1 |
33. | Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm | 2 | 1 | 1 |
34. | Điều dưỡng cơ bản | 2 | 1 | 1 |
35. | Khoa học môi trường và Sức khỏe môi trường I | 3 | 2 | 1 |
36. | Dịch tễ học I | 3 | 2 | 1 |
37. | Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe I | 2 | 2 | 0 |
38. | Thực tập Y học dự phòng I | 2 | 0 | 2 |
39. | Tiền lâm sàng I | 2 | 0 | 2 |
40. | Tiền lâm sàng II | 2 | 0 | 2 |
Các học phần chuyên ngành | 94 | 50 | 44 | |
41. | Nội cơ sở I | 3 | 1 | 2 |
42. | Nội cơ sở II | 3 | 1 | 2 |
43. | Ngoại cơ sở I | 3 | 1 | 2 |
44. | Ngoại cơ sở II | 3 | 1 | 2 |
45. | Nội bệnh lý I | 3 | 2 | 1 |
46. | Nội bệnh lý II | 2 | 1 | 1 |
47. | Ngoại bệnh lý I | 3 | 2 | 1 |
48. | Ngoại bệnh lý II | 2 | 1 | 1 |
49. | Nhi I | 3 | 2 | 1 |
50. | Nhi II | 2 | 1 | 1 |
51. | Phụ sản I | 3 | 2 | 1 |
52. | Phụ sản II | 2 | 1 | 1 |
53. | Truyền nhiễm | 3 | 2 | 1 |
54. | Y học cổ truyền | 2 | 1 | 1 |
55. | Lao | 2 | 1 | 1 |
56. | Răng hàm mặt | 2 | 1 | 1 |
57. | Tai mũi họng | 2 | 1 | 1 |
58. | Mắt | 2 | 1 | 1 |
59. | Da liễu | 2 | 1 | 1 |
60. | Phục hồi chức năng | 2 | 1 | 1 |
61. | Thần kinh | 2 | 1 | 1 |
62. | Sức khỏe tâm thần | 2 | 1 | 1 |
63. | Kinh tế y tế | 2 | 1 | 1 |
64. | CTYTQG – Tổ chức & Quản lý y tế | 3 | 2 | 1 |
65. | Y xã hội học và nhân học y học | 2 | 1 | 1 |
66. | Sức khỏe lứa tuổi | 2 | 1 | 1 |
67. | Khoa học môi trường và Sức khỏe môi trường II | 3 | 2 | 1 |
68. | Sức khỏe nghề nghiệp | 4 | 3 | 1 |
69. | Dịch tễ học II | 3 | 2 | 1 |
70. | Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm II | 4 | 2 | 2 |
71. | Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe II | 2 | 1 | 1 |
72. | Dân số học | 2 | 1 | 1 |
73. | Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe | 3 | 2 | 1 |
74. | Thực tế Y học Dự phòng II | 2 | 0 | 2 |
75. | Thực tế Y học Dự phòng III | 2 | 0 | 2 |
76. | Y học gia đình | 2 | 1 | 1 |
77. | Y học đối phó với thảm họa | 1 | 1 | 0 |
78. | Pháp Y | 1 | 1 | 0 |
79. | Lý luận và phương pháp giảng dạy | 2 | 2 | 0 |
Tổng cộng | 144 | 79 | 65 |
Kiến thức tự chọn:
Sinh viên chọn 1 nhóm (12 tín chỉ) trong tổng số 2 nhóm kiến thức tự chọn như sau:
TT |
TÊN HỌC PHẦN | Tổng số TC | Phân bố tín chỉ | |
LT | TH | |||
Nhóm 1: Y học dự phòng | 12 | 2 | 10 | |
80. | Tiêm chủng mở rộng và vắc xin trong công tác phòng chống dịch bệnh | 6 | 1 | 5 |
81. | Các xét nghiệm y học dự phòng cơ bản | 6 | 1 | 5 |
Nhóm 2: Can thiệp cộng đồng | 12 | 2 | 10 | |
82. | Dân số KHHGĐ – Sức khỏe sinh sản – HIV/AIDS | 6 | 1 | 5 |
83. | Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thực phẩm và Sức khỏe Môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp | 6 | 1 | 5 |
Tổng cộng số tín chỉ tự chọn | 12 | 6 | 6 |
Theo trường ĐH y dược Cần Thơ
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Sinh lý
Nội dung môn sinh lý gồm các kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan và điều hòa chức năng trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau, giữa cơ thể với môi trường; vận dụng những kiến thức cơ bản sinh lý học để giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào học tập các môn lâm sàng. Vận dụng những kiến thức về sinh lý học để giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào việc học tập các môn học của ngành y học dự phòng.
- Hoá học
Cũng giống như ngành y đa khoa, ngành y học cổ truyền thì sinh viên ngành y học dự phòng sẽ học môn hóa sinh. Các em sẽ được nghiên cứu những kiến thức cơ bản về hóa sinh như: Các sinh chất chủ yếu và chuyển hóa của chúng ở tế bào của cơ thể sống; các nguyên tắc, cách xác định và ý nghĩa một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thông thường. Đồng thời vận dụng nó vào học y học cổ truyền để có kiến thức cơ bản.
- Xác suất – Thống kê y học
Nội dung học phần này gồm một số khái niệm thống kê cơ bản áp dụng trong khoa học sức khỏe như phân bố chuẩn, thống kê mô tả, thống kê suy luận; phân loại và xác định được các biến số cần thiết trong nghiên cứu, cách chọn mẫu, tính toán cỡ mẫu, cách thu thập, phân tích, tổ chức và trình bày số liệu; sử dụng được máy tính hỗ trợ cho việc xác định cỡ mẫu, thiết kế công cụ thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu.
- Sinh lý
Nội dung môn sinh lý gồm các kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan và điều hòa chức năng trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau, giữa cơ thể với môi trường; vận dụng những kiến thức cơ bản sinh lý học để giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào học tập các môn lâm sàng.
- Giải phẫu bệnh
Nội dung giải phẫu bao gồm các kiến thức cơ bản về những biến đổi hình thái học của tế bào và mô trong quá trình bệnh lý; mối quan hệ giữa hình thái và chức năng; giữa con người và môi trường sống trong việc phân tích những biểu hiện lâm sàng của bệnh; đồng thời sinh viên được vận dụng để xác định chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân một số bệnh thường gặp ở Việt Nam.
- Dược lý
Nội dung môn dược lý gồm các cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý của các nhóm thuốc; áp dụng điều trị và độc tính của các thuốc đại diện cho từng nhóm; phân tích các thông số dược động học cơ bản để biết sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Sinh viên y học dự phòng sẽ được tìm hiểu kỹ về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng ở cộng đồng; đánh giá và giám sát các vấn đề dinh dưỡng, các kiến thức về an toàn thực phẩm.
- Dịch tễ học
Các bạn sẽ được học về khái niệm cũng như nguyên lý cơ bản của dịch tế học, các thông số về sức khỏe cộng đồng, yếu tố nguy cơ phát triển của dịch bệnh,các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học; các sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu dịch tễ học.
Như vậy bài viết này phần nào giải đáp thắc mắc ngành y học dự phòng học những môn gì cho tất cả các bạn tân sinh viên đang còn bỡ ngỡ. Vậy ngay từ bây giờ các bạn hãy lên kế hoạch để theo học thật tốt, đạt được kết quả cao, sau này trở thành người thầy thuốc có tâm có đức phục vụ cho đất nước.
Discussion about this post