Ngành Toán ứng dụng đang trở thành ngành học mang tính ảnh hưởng và ứng dụng cao trong đời sống công nghệ 4.0 như hiện nay. Và những người theo đuổi ngành toán ứng dụng trở thành ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai. Cũng chính vì lẽ đó mà rất nhiều người lựa chọn theo học. Nhưng các bạn tân sinh viên còn chưa hiểu rõ khung chương trình đào tạo ngành này như thế nào. Bài viết này Trang tuyển sinh sẽ giới thiệu những thắc mắc đó, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Chương trình đào tạo Ngành Toán ứng dụng
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN ỨNG DỤNG
Ngành toán ứng dụng (tiếng Anh là Applied Mathematics) là một ngành toán học áp dụng khối kiến thức toán học cho các lĩnh vực khác. Các ứng dụng của toán ứng dụng có thể bao gồm giải tích số, toán học tính toán, mô hình toán học, tối ưu hoá, toán sinh học, tin sinh học, lý thuyết thông tin, lý thuyết trò chơi, xác suất và thống kê, toán tài chính, y học, công nghiệp, mật mã, hình học hữu hạn, khoa học máy tính…
- Ngành Toán ứng dụng đặt mục tiêu đào tạo là đào tạo những cử nhân chuyên môn, có phẩm chất đạo đức có sức khỏe tốt phục vụ cho các công ty, doanh nghiệp, cho đất nước Việt Nam.
- Rèn luyện cho sinh viên những kiến thức cơ bản lẫn nâng cao về toán học ứng dụng, cũng như cung cấp cho sinh viên những phương pháp nhằm tiếp cận khoa học công nghệ đời sống: Toán rời rạc: Logic toán – kỹ năng tư duy toán học; Đại số tuyến tính: Ma trận, định thức, không gian Euclide, ánh xạ tuyến tính. Giải tích: Vi phân và tích phân hàm một biến và hàm nhiều biến, phương trình vi phân thường, giải tích phức, giải tích hàm; Ngôn ngữ lập trình: Kỹ năng lập trình trên các ngôn ngữ; Cơ sở dữ liệu: Tổ chức , lưu trữ và truy vấn thông tin;
- Chương trình đào tạo Toán tin hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên tư duy chính xác của toán học, tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận khoa học tới các vấn đề thực tế.
- Hướng tới mục tiêu sau khi ra trường sinh viên nắm vững kiến thức, trau dồi kỹ năng và tự tin bước vào nghề. Có thể trở thành những giảng viên tại các trường ĐH, CĐ, trường dạy nghề hoặc các trường phổ thông, hoặc trở thành những người quản lý, làm việc trong các cơ sở sản xuất nơi ứng dụng nhiều của toán tin.
- Ngoài ra sau khi ra trường các bạn có thể học lên Thạc sỹ, tiến sỹ…
- Có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững chắc, đủ năng lực tham gia giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực toán ứng dụng hoặc khoa học máy tính;
- Mục tiêu rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp: phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích tốt; hòa nhập được trong môi trường quốc tế
- Đồng thời rèn các kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập trong môi trường quốc tế
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khung chương trình đào tạo ngành Toán ứng dụng các bạn thí sinh, các em tân sinh viên có thể tham khảo như sau:
I | Khối kiến thức chung: 19/132 tín chỉ |
| Bắt buộc: 19/19 tín chỉ |
1 | Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 | Đường lối cách mạng ĐCSVN |
4 | Tiếng Anh I |
5 | Tiếng Anh II |
6 | Tiếng Anh III |
7 | Pháp luật đại cương |
8 | Giáo dục thể chất (I) |
9 | Giáo dục thể chất (II) |
10 | Giáo dục thể chất (III) |
11 | Giáo dục quốc phòng – An ninh (I) |
12 | Giáo dục quốc phòng – An ninh (II) |
13 | Giáo dục quốc phòng – An ninh (III) |
| Tự chọn: 00/19 tín chỉ |
II | Khối kiến thức cơ sở: 23/132 tín chỉ |
| Bắt buộc: 23/23 tín chỉ |
14 | Phương pháp NCKH |
15 | Đại số tuyến tính |
16 | Giải tích hàm một biến |
17 | Giải tích hàm nhiều biến |
18 | Xác suất và thống kê toán |
| Tự chọn: 0/23 tín chỉ |
III | Khối kiến thức ngành: 25/132 tín chỉ |
| Bắt buộc: 18/25 tín chỉ |
19 | Giải tích số |
20 | Giải tích hàm |
21 | Độ đo tích phân |
22 | Hàm biến phức |
23 | Phương trình vi phân |
| Tự chọn: 7/28 tín chỉ |
24 | Thống kê ứng dụng |
25 | Thực hành Laboratory |
26 | Bài toán không chỉnh |
27 | Lý thuyết ổn định |
28 | Giải tích phi tuyến |
IV | Khối kiến thức chuyên ngành: 51/132 tín chỉ |
| Cơ cấu các học phần của khối kiến thức chuyên ngành được ghi trong mục 2.3 |
V | Thực tập: 5/132 tín chỉ |
30 | Thực tập tốt nghiệp |
VI | Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế: 9/132 tín chỉ |
31 | Khóa luận tốt nghiệp |
| Chuyên ngành 1: Toán tin ứng dụng |
32 | Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động |
33 | Phương trình đạo hàm riêng |
34 | Giải tích số nâng cao |
35 | Phương trình toán lý |
3 | Lập trình .Net |
37 | Xác suất hiện đại và quá trình ngẫu nhiên |
38 | Phân tích xử lý ảnh |
39 | Bảo mật mạng máy tính |
40 | Lập trình Web |
41 | Seminar chuyên đề tin học 2 |
| Chuyên ngành 2: Kinh tế định lượng |
42 | Giải tích số nâng cao |
43 | Thị trường chứng khoán |
44 | Mô hình định giá tài sản tài chính |
45 | Thống kê ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế |
46 | Mô hình tài chính công |
47 | Các phương pháp dự báo và ứng dụng |
48 | Quản trị rủi ro tài chính |
49 | Mô hình hóa mô phỏng |
50 | Quy hoạch phi tuyến |
51 | Seminar chuyên đề kinh tế 2 |
Theo Trường Đại học Sài Gòn
| STT/ mã số HP | Học phần | Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt) | Khối lượng kiến thức (LT/TH/Tự học) | Ghi chú |
Kiến thức giáo dục đại cương | |||||
| Giải tích 1 | Kiến thức cơ sở của giải tích: Dãy số, chuỗi số, hàm số đơn biến, phép tính vi phân và tích phân |
|
| Học chung với các ngành khác |
| Đại số tuyến tính |
|
|
|
|
| Giải tích 2 | Hàm số đa biến, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân bậc nhất |
|
| Học chung với các ngành khác |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||||
Kiến thức cơ sở ngành | |||||
| Xác suất | Xây dựng xác suất theo tiên đề, phân bố ngẫu nhiên rời rạc (nhị thức, Poisson), phân bố liên tục (phân phối chuẩn, phân phối mũ) và mật độ. Biến ngẫu nhiên và các đặc trưng (trung bình, phương sai). Độc lập và kỳ vọng có điều kiện. |
| 3 tín chỉ | Bắt buộc |
Thống kê | Dữ liệu thống kê: Mã hóa và tổ chức dữ liệu thống kê, thống kê mô tả: Các tham số thống kê, ước lượng điểm. Sử dụng một số phần mềm để ước lượng tham số thống kê và mô tả dữ liệu |
| 3 tín chỉ | Bắt buộc | |
Phương trình vi phân | Mục tiêu của môn học là giới thiệu khái niệm ban đầu của phương trình vi phân thường. Nội dung : Nghiệm chính xác và các phương pháp tìm nghiệm chính xác, tồn tại nghiệm cho bài toán giá trị ban đầu. Phương trình tuyến tính, công thức biến thiên hằng số. |
| 3 tín chỉ | Bắt buộc-Học với Vật lý | |
Phương pháp số | Giới thiệu về sai số trong tính toán, phương pháp số giải phương trình tuyến tính, phương pháp lặp, phương pháp xấp xỉ đa thức, xấp xỉ nghiệm phương trình vi phân. Các phương pháp này được áp dụng bằng sử dụng Matlab.
|
| 4 tín chỉ | Bắt buộc-Học chung với ICT | |
Mô hình toán học | Mục tiêu của môn học là giới thiệu các nguyên lý chung và phương pháp để chọn các mô hình toán học trong khoa học và trong công nghiệp. Nội dung: phân tích chiều, giải tích nhiễu, mô hình động lực, nguyên lý bảo toàn. |
| 2 tín chỉ | Bắt buộc-Học với Vật lý | |
Lý thuyết tối ưu | Mục tiêu của môn học là giới thiệu các chủ điểm chính của tối ưu tuyến tính. Nội dung: đặt bài toán, ý nghĩa hình học của bài toán tối ưu tuyến tính, phương pháp đơn hình, phương pháp elip, phương pháp điểm trong. Các phần mềm máy tính để giải các bài toán tối ưu tuyến tính. Lập trình để giải các bài toán tối ưu tuyến tính thực tế. |
| 3 tín chỉ | Bắt buộc | |
Thuật toán |
|
| 3 tín chỉ | Bắt buộc | |
Toán rời rạc | Phương pháp đếm, giao hoán và định lý nhị phân. Đồ thị, cây, đường. Các thuật toán của đồ thị: đường đi ngắn nhất, vòng dài nhất và các độ phức tạp trong tính toán. |
| 3 tín chỉ | Bắt buộc | |
| Lý thuyết số |
|
|
| Học chung với ICT (Lựa chọn) |
| Quá trình tín hiệu số |
|
|
| Học chung với ICT (Lựa chọn) |
Kiến thức ngành | |||||
| Lý thuyết độ đo và tích phân | Không gian độ đo, tích phân Lebesgue, các định lý hội tụ cho hàm đo được
|
| 3 tín chỉ | Bắt buộc |
Xác suất nâng cao | Hàm đặc trưng, Luật số lớn, định lý giới hạn trung tâm |
| 3 tín chỉ | Bắt buộc | |
Thống kê nâng cao | Quần thể và mẫu: Quy trình tiến hành một nghiên cứu thống kê. Các mô hình chọn mẫu cơ bản. Ước lượng khoảng và một số phép kiểm định cho tham số thống kê. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu. Sử dụng một số phần mềm để kiểm định tham số thống kê |
| 3 tín chỉ |
| |
Phương trình đạo hàm riêng | Phương trình tuyến tính, tựa tuyến tính cho bài toán Cauchy, phương trình truyền sóng, phương trình truyền nhiệt, phương trình Laplace
|
| 3 tín chỉ |
| |
Phương pháp số nâng cao | Mục tiêu của môn học là trình bày phương pháp giải số cho phương trình. Nội dung: Phương pháp phần tử hữu hạn, tính ổn định, tính chỉnh. Áp dụng phương pháp số cho các bài toán truyền sóng, truyền nhiệt. Sử dụng phần mềm của MATLAB để lập trình giải số.
|
| 3 tín chỉ |
| |
Tối ưu phi tuyến | Bài toán tối ưu ràng buộc và không ràng buộc, định lý Lagrange, thuật toán điểm trong, phương pháp Newton, phương pháp đường dốc nhất.
|
| 3 tín chỉ |
| |
Giải tích phức và giải tích Fourier | Chuỗi Fourier, định lý hội tụ, hàm chỉnh hình, định lý Cauchy, hàm phân hình, chuỗi Laurent. |
| 3 tín chỉ |
| |
Giải tích hàm | Không gian metric: khoảng cách, giới hạn, tính liên thông, trù mật, compact. Không gian Banach, toán tử tuyến tính. Không gian Hilbert: cơ sở, |
| 3 tín chỉ |
| |
Thuật toán nâng cao |
|
| 3 tín chỉ |
| |
Kiến thức chuyên ngành (nếu có) | |||||
Định hướng ứng dụng Xác suất – Thống kê | Quá trình ngẫu nhiên | Quá trình ngẫu nhiên: xích Markov, chuyển động Brown. Phương trình vi phân ngẫu nhiên
|
| 3 tín chỉ |
|
Phân tích đa biến | Mục tiêu của môn học là trang bị một số phương pháp phân tích đa biến. Nội dung: Mô hình hồi quy tuyến tính, Mô hình phân tích phương sai, Mô hình hồi quy logistic, Phân tích thành phần chính và phân tích nhân tố. Sử dụng một số phần mềm để phân tích đa biến |
| 3 tín chỉ | Học chung với Vật lý | |
Toán tài chính | Mô hình toán học trong tài chính: Mô hình toán học của giá cổ phiếu, định giá quyền chọn, công thức Black-Scholes |
| 3 tín chỉ |
| |
Chuỗi thời gian | Dự đoán, ước lượng, mô hình tự hồi quy, phân tích phổ. Sử dụng các gói phần mềm trong máy tính để phân tích số liệu.
|
| 3 tín chỉ |
| |
Định hướng ứng dụng trong công nghiệp | Độ phức tạp của tính toán | Các thuật toán thông dụng, cấu trúc dữ liệu, mối liên hệ giữa thuật toán và các chương trình lập trình. |
| 3 tín chỉ | Học chung với ICT |
Phương pháp số cho phương trình đạo hàm riêng | Phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp rời rạc hóa không gian và biên, các phương pháp lặp cho các bài toán của phương trình đạo hàm riêng. |
| 3 tín chỉ | Học chung với Vật lý | |
Định hướng ứng dụng trong tin học | Lý thuyết đồ thị và tổ hợp | Giới thiệu về lý thuyết đồ thị: Tính liên thông, định lý Hall, định lý Menger và dòng mạng lưới. Chu trình, đồ thị đầy đủ, định lý Turán và Erdös-Stone. Tô màu đồ thị, định lý bốn màu, định lý Ramsey. Sử dụng các phần mềm để giải quyết các bài toán đồ thị. |
| 3 tín chỉ |
|
Lý thuyết mật mã | Mã hóa cơ bản, phân tích mã hóa, Các dữ liệu mã hóa chuẩn, hệ mã hóa RSA. |
| 3 tín chỉ |
| |
| Trí tuệ nhân tạo và học máy |
|
| 3 tín chỉ | Học chung với ICT |
Theo Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Nội dung chi tiết một số học phần bắt buộc
- Khối kiến thức chung:
Bao gồm các môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng ĐCSVN, Pháp luật đại cương,… Nhằm đào tạo cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản, rèn luyện những kiến thức cơ bản cần nắm vững cho sinh viên để nắm rõ luật, quy tắc pháp luật. Để sau khi ra trường các bạn có thể vừa trở thành một người có kiến thức chuyên sâu nhưng vừa là người có đạo đức.
- Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh:
Rèn luyện những thế hệ tương lai cho đất nước vừa rèn luyện sức khỏe, rèn luyện tinh thần làm việc tốt, Nhằm góp phần giáo dục các thế hệ tương lai có một đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, kỷ luật. Các môn học này còn có tác dụng rèn luyện cho các em sinh viên một tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
Tiếng Anh: Tiếng Anh là môn ngoại ngữ đang trở thành một tiêu chí bắt buộc đối với sinh viên tất cả các trường đại học. Nhằm rèn luyện những bạn sinh viên khả năng ngoại ngữ giỏi, ra trường có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt.
- Lập trình Web
Lập trình Web là một trong những môn học nhằm tạo cho các bạn sinh viên làm quen với với giao diện web…
- Phương trình đạo hàm
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với phương trình tuyến tính, tựa tuyến tính cho bài toán Cauchy, phương trình truyền sóng, phương trình truyền nhiệt, phương trình Laplace…
- Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ nhằm đào tạo chuyên sâu những ứng dụng trong ngành toán ứng dụng. Nhằm giúp các bạn sinh viên nắm bắt được tâm lý khách hàng, quản lý công việc sao cho hiệu quả.
- Thực tập kỹ thuật
Sau thời gian hoàn thành các học phần nêu trên thì các bạn sinh viên phải trải qua thời gian thực tập kỹ thuật. Thực tập là quãng thời gian nhằm giúp các bạn rèn luyện kỹ năng làm việc, làm việc nhóm, cọ xát với thực tế, ứng dụng những gì mình đã học để đưa vào thực tiễn cuộc sống..
- Đồ án tốt nghiệp
Năm cuối cấp sinh viên phải trải qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án, đạt tiêu chuẩn thì mới được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng kỹ sư ngành Toán ứng dụng.
Như vậy bài viết này nhằm trang bị cho các bạn tân sinh viên các môn học ngành Toán ứng dụng. Các em cùng tìm hiểu nắm rõ để biết mình cần học những gì, và lên kế hoạch để theo học tật tốt ngành mà mình theo học nhé!
Discussion about this post