Ngành răng hàm mặt là một sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai. Bởi đây là một trong số những ngành học sát với nhu cầu thực tế về làm đẹp trong xã hội hiện nay. Nhưng khối lượng kiến thức và để trở thành bác sỹ răng hàm mặt thì các bạn sinh viên phải học tương đối nhiều kiến thức. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt nhé!
Chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Khung chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt nhằm tạo ra đội ngũ y bác sỹ có tâm , có tài, kiến thức chuyên ngành vững chắc, nhằm đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của răng hàm mặt và sức khỏe cộng đồng, có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
Về thái độ:
- Rèn luyện thế hệ sinh viên tận tụy với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân chuyên ngành răng hàm, mặt.
- Biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến về nhu cầu sức khỏe và các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Tinh thần trung thực, khách quan, ý chí vươn lên trong học tập.
- Phát huy tình thần và truyền thống tốt đẹp của ngành y.
Về kiến thức:
- Rèn luyện sinh viên có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng chung và ngành Răng Hàm Mặt;
- Có kiến thức chung về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thường gặp về chuyên ngành răng hàm mặt.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bệnh sinh, bệnh căn, chẩn đoán và điều trị răng hàm mặt.
- Đồng thời sinh viên có thể nắm vững luật pháp, chính sách của Nhà nước bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, gắn với sức khỏe răng miệng.
Về kỹ năng
- Rèn luyện thế hệ sinh viên- nguồn nhân lực các kỹ năng chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng và hàm mặt: sâu răng, nha chu, rối loạn chức năng hệ thống nhai…
- Trang bị kỹ năng cho sinh viên trong việc chẩn đoán và xử trí ban đầu, một số bệnh răng hàm mặt, lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt…
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt với lượng kiến thức khá nhiều, và được Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Song mỗi trường khác nhau sẽ có những sự thay đổi để tạo nên sự khác biệt cũng như phù hợp với chương trình đào tạo của trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khung chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt tại Đại học Y dược – ĐH Huế:
TÊN HỌC PHẦN | Tín chỉ |
kiến thức giáo dục cơ sở |
|
1. Những nguyên lý CB của CNMLN | 5 |
2. Những nguyên lý CB của CNMLN | 5 |
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
4. Đường lối CM của ĐCS Việt Nam | 4 |
5. Ngoại ngữ 1 | 4 |
6. Ngoại ngữ 2 |
|
7. Ngoại ngữ 3 | 5 |
8. Tin học đại cương | 2 |
9. Giáo dục thể chất* | 5 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh | 11 |
Các môn cơ sở khối ngành |
|
11. Dân số học | 2 |
12. Sinh học | 3 |
13. Di truyền học | 3 |
14. Lý sinh | 4 |
15. Hóa học | 5 |
16. Tin học ứng dụng | 2 |
17. Xác suất và thống kê y học | 3 |
18. Tâm lý y học – Đạo đức y học | 3 |
19. Truyền thông và GDSK | 2 |
Kiến thức cơ sở của ngành |
|
20. Giải phẫu 1 | 3 |
21. Giải phẫu 2 | 3 |
22. Mô phôi | 4 |
23. Sinh lý | 5 |
24. Hóa sinh | 5 |
25. Vi sinh | 4 |
26. Ký sinh trùng | 4 |
27. Giải phẫu bệnh | 3 |
28. Sinh lý bệnh – Miễn dịch | 4 |
29. Dược lý | 5 |
30. Dinh dưỡng-VSATTP | 3 |
31. Điều dưỡng cơ bản | 3 |
32. Nội cơ sở | 3 |
33. Ngoại cơ sở | 3 |
34. Bệnh học nội khoa | 4 |
35. Bệnh học ngoại khoa 5 (3-2) | 5 |
36. Nhi khoa |
|
37. Phụ sản | 3 |
38. Y học cổ truyền | 3 |
39. Tai mũi họng | 3 |
40. Mắt | 3 |
41. Da liễu | 2 |
42. Thần kinh | 3 |
Kiến thức ngành : 90 đvht (48 LT – 42 TH) |
|
43. Giải phẫu răng | 5 |
44. Mô phôi răng miệng | 2 |
45. Sinh học miệng | 2 |
46. Vật liệu – Thiết bị nha khoa | 2 |
47. Mô phỏng lâm sàng | 3 |
48. Cắn khớp học | 5 |
49. GP ứng dụng & PTTH miệng – hàm mặt | 3 |
50. Phẫu thuật miệng 1 | 3 |
51. Phẫu thuật miệng 2 | 3 |
52. Bệnh học miệng và hàm mặt 1 | 4 |
53. Bệnh học miệng và hàm mặt 2 | 4 |
54. Phẫu thuật hàm mặt 1 | 3 |
55. Phẫu thuật hàm mặt 2 | 3 |
56. Chẩn đoán hình ảnh nha khoa | 3 |
57. Chữa răng – Nội nha 1 | 4 |
58. Chữa răng – Nội nha 2 | 4 |
59. Nha khoa trẻ em | 5 |
60. Nha chu I | 4 |
61. Nha chu II | 4 |
62. Chỉnh hình răng – mặt | 5 |
63. Phục hình I | 4 |
64. Phục hình | 4 |
65. Phục hình III | 4 |
66. Phục hình IV | 4 |
67. Nha khoa công | 3 |
Kiến thức bổ trợ (tự chọn) : 62 đvht (32 LT – 30 TH) |
|
68. Ghi hình trong RHM1 (Chẩn đoán hình ảnh) | 3 |
69. Lão nha học | 3 |
70. Thực tập cộng đồng 1 | 2 |
71. Thực tập cộng đồng 2 | 2 |
72. Pháp nha học 1 | 5 |
73. Pháp nha học 1 | 2 |
74.Ghi hình trong RHM2 (Tia X nha khoa) | 5 |
75. Nha khoa phục hồi tổng quát 1 | 4 |
76. Nha khoa phục hồi tổng quát 2 | 4 |
77. Nha khoa bệnh lý và phẫu thuật 1 | 4 |
78. Nha khoa bệnh lý và phẫu thuật 2 | 4 |
79. Nha khoa dự phòng và phát triển | 4 |
80. Nha khoa cấy ghép | 4 |
81. Phương pháp nghiên cứu khoa học | 2 |
82. Tổ chức hành nghề BS RHM | 2 |
83. Nha khoa hiện đại | 2 |
84. Lịch sử nha khoa | 2 |
85. Điều trị loạn năng hệ thống nhai | 3 |
86. Gây mê hồi sức trong RHM | 2 |
87. Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM | 3 |
7.4. Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp 15 đvht |
|
Thi tốt nghiệp |
|
Tổng hợp theo: Đại học Y dược – ĐH Huế
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Dân số học
Dân số học các bạn sinh viên ngành răng hàm mặt sẽ được học và tìm hiểu về dân số và sự phát triển, nghiên cứu và tính toán các chỉ số liên quan dân số, mỗi liên hệ giữa dân số và y tế, các chính sách ổn định và nâng cao chất lượng dân số.
- Sinh học và di truyền
Sinh học và di truyền, môn học này các em sẽ được học về các quy luật di truyền và tình trạng của con người, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh tật di truyền…
- Sinh lý
Nội dung môn sinh lý gồm các kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan và điều hòa chức năng trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau, giữa cơ thể với môi trường; vận dụng những kiến thức cơ bản sinh lý học để giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào học tập các môn lâm sàng. Vận dụng những kiến thức về sinh lý học để giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào việc học tập các môn học của ngành y học dự phòng.
- Hoá học
Cũng giống như ngành y đa khoa, ngành y học cổ truyền thì sinh viên ngành răng hàm mặt sẽ học môn hóa học. Các em sẽ được nghiên cứu những kiến thức cơ bản về hóa sinh như: Các sinh chất chủ yếu và chuyển hóa của chúng ở tế bào của cơ thể sống; các nguyên tắc, cách xác định và ý nghĩa một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thông thường. Đồng thời vận dụng nó vào học y học cổ truyền để có kiến thức cơ bản.
- Xác suất – Thống kê y học
Nội dung học phần này gồm một số khái niệm thống kê cơ bản áp dụng trong khoa học sức khỏe như phân bố chuẩn, thống kê mô tả, thống kê suy luận; phân loại và xác định được các biến số cần thiết trong nghiên cứu, cách chọn mẫu, tính toán cỡ mẫu, cách thu thập, phân tích, tổ chức và trình bày số liệu; sử dụng được máy tính hỗ trợ cho việc xác định cỡ mẫu, thiết kế công cụ thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu.
- Giải phẫu
Giải phẫu I. Nội dung gồm: Giải phẫu đầu mặt cổ, chi trên, ngực.
Giải phẫu II. Nội dung gồm: Giải phẫu vùng, chi dưới.
- Mô phôi
Nội dung phần mô phôi sinh viên ngành răng hàm mặt mô tả cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể và hóa học của các mô và các bộ phận chủ yếu của những cơ quan trong cơ thể người bình thường; mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của các mô và các cơ quan. Sự hình thành và phát triển của phôi thai người bình thường.
- Điều dưỡng cơ bản
Điều dưỡng cơ bản là nội dung gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe mà người điều dưỡng phải làm; các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, các tai biến xảy ra trong và sau khi làm thủ thuật; cách xử trí các tai biến. Nguyên tắc cơ bản và xử trí các tình huống sơ cứu thông thường của một người điều dưỡng viên là như thế nào.
- Giải phẫu bệnh
Nội dung giải phẫu bao gồm các kiến thức cơ bản về những biến đổi hình thái học của tế bào và mô trong quá trình bệnh lý; mối quan hệ giữa hình thái và chức năng; giữa con người và môi trường sống trong việc phân tích những biểu hiện lâm sàng của bệnh; đồng thời sinh viên được vận dụng để xác định chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân một số bệnh thường gặp ở Việt Nam.
- Dược lý
Nội dung môn dược lý gồm các cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý của các nhóm thuốc; áp dụng điều trị và độc tính của các thuốc đại diện cho từng nhóm; phân tích các thông số dược động học cơ bản để biết sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Ngoài ra còn rất nhiều học phần khác, chúng tôi đã tổng hợp ở trên.
Lời kết, thông qua bài viết này các bạn tân sinh viên có thể trả lời cho mình câu hỏi ngành răng hàm mặt học những môn gì? Thông qua đây các bạn có thể lên kế hoạch học tập thật tốt để đạt kết quả như mình mong muốn, và trở thành những người bác sỹ chuyên ngành răng hàm mặt giỏi trong tương lai!
Discussion about this post