Ngành Lâm sinh trong những năm gần đây đang trở thành ngành học quan trọng và được nhiều trường chú trọng đào tạo. Vậy ngành Lâm sinh học những gì, các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kiến thức:
Chương trình đào tạo ngành lâm sinh nhằm rèn luyện cho sinh viên có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức chuyên môn sâu về sinh lý thực vật, sinh thái rừng, cây rừng, động vật rừng, đất rừng, điều tra rừng, kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng…
Kỹ năng
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển bền vững tài nguyên rừng; điều tra đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đồng thời nghiên cứu khoa học và phát triển lâm nghiệp.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khung chương trình đào tạo ngành do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định chung. Nhưng mỗi một trường sẽ có sự thay đổi nhất định để phù hợp với chương trình chung của toàn trường. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo chương trình đào tạo ngành lâm sinh của trường Đại học Lâm nghiệp nhé!
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 143 tín chỉ:
TT | Học phần | Số TC | HP tiên quyết |
A. Kiến thức giáo dục đại cương 54 | |||
I | Lý luận chính trị | 10 |
|
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lê nin | 5 |
|
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | 1 |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng CSVN | 3 | 1 |
II | Giáo dục thể chất |
|
|
III | Giáo dục quốc phòng |
|
|
IV | Ngoại ngữ, Tin học, KHTN, Công nghệ và Môi trường | 44 |
|
IV.I | Kiến thức bắt buộc | 40 |
|
4 | Tiếng Anh HP1 | 4 |
|
5 | Tiếng Anh HP2 | 3 | 4 |
6 | Tiếng Anh HP3 | 3 | 5 |
7 | Tiếng Anh HP4 | 2 | 6 |
8 | Toán cao cấp B | 3 |
|
9 | Xác suất thống kê | 3 |
|
10 | Tin học đại cương | 3 |
|
11 | Vật lý đại cương | 3 |
|
12 | Hoá học đại cương | 3 |
|
13 | Sinh học đại cương | 2 |
|
14 | Di truyền học | 3 |
|
15 | Khí tượng- Thuỷ văn | 2 |
|
16 | Sinh thái học | 2 |
|
17 | Pháp luật đại cương | 2 |
|
18 | Hoá phân tích | 2 | 12 |
IV.II | Kiến thức tự chọn | 4 |
|
19 | Hóa sinh đại cương | 2 | 13, 18 |
20 | Sinh thái môi trường | 2 |
|
B | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 67 | ||
I | Kiến thức cơ sở ngµnh | 29 |
|
I.I | Kiến thức bắt buộc | 25 |
|
21 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 2 |
|
22 | Thực vật học | 2 | 13 |
23 | Cây rừng | 3 | 22 |
24 | Sinh lý thực vật | 3 | 13 |
25 | Sinh thái rừng | 3 | 16, 23 |
26 | Bảo vệ thực vật | 3 |
|
27 | Trắc địa | 3 |
|
28 | Thổ nhưỡng 1 | 3 | 18 |
29 | Thống kê sinh học | 3 | 9 |
I.II | Kiến thức tự chọn | 4 |
|
30 | Đa dạng sinh học | 2 |
|
31 | Quản lý lửa rừng | 2 |
|
32 | Lâm sản ngoài gỗ | 2 |
|
33 | Khoa học gỗ đại cương | 2 |
|
34 | Sinh thái cảnh quan | 2 |
|
35 | Địa lý sinh thái rừng | 3 |
|
36 | Tiếng Anh chuyên ngành | 2 |
|
II | Kiến thức ngành | 40 |
|
II.I | Kiến thức bắt buộc | 36 |
|
37 | Giống cây rừng | 3 | 14 |
38 | Thổ nhưỡng 2 | 2 | 28 |
39 | Điều tra rừng | 3 | 23, 29 |
40 | Nông lâm kết hợp 1 | 2 |
|
41 | Kỹ thuật lâm sinh | 3 | 23, 25 |
42 | GIS và Viễn thám | 3 | 27 |
43 | Quy hoạch lâm nghiệp | 4 | 39 |
44 | Rừng ngập mặn | 2 |
|
45 | Trồng rừng 1 | 3 | 28, 37 |
46 | Trồng rừng 2 | 2 | 45 |
47 | Sản lượng rừng | 2 | 39 |
48 | Quản lý rừng phòng hộ | 2 | 46 |
49 | Kinh tế Lâm nghiệp | 3 |
|
50 | Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp | 2 |
|
II.II | Kiến thức tự chọn | 4 |
|
51 | Quản lý rừng bền vững | 2 | 38, 47 |
52 | Động vật rừng 1 | 3 |
|
53 | Khai thác lâm sản | 2 |
|
54 | Quản lý dự án lâm nghiệp | 2 | 49 |
55 | Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề | 2 | 46 |
56 | Quan trắc sinh thái học | 2 |
|
C | Tốt nghiệp | 10 |
|
Thực tập nghề nghiệp:
TT | Đợt thực tập | Số tín chỉ | Kỳ dự kiến |
1 | Thực tập nghề nghiệp 1 | 4 | Học kỳ 5 |
2 | Thực tập nghề nghiệp 2 | 3 | Học kỳ 6 |
3 | Thực tập nghề nghiệp 3 | 3 | Học kỳ 7 |
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN BẮT BUỘC
- Thực vật học
Môn thực vật học với các nội dung về hình thái các cơ quan sinh dưỡng của thực vật, phân loại học, phân loại thực vật sinh sản bằng bào tử; phân loại thực vật sinh sản bằng hạt,hình thái các cơ quan sinh sản của thực vật; Thực hành: Nhận biết những cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của thực vật, phân loại thực vật.
- Sinh lý thực vật:
Sinh lý thực vật là nội dung bắt buộc mà ngành lâm sinh phải học với những nội dung như sau: Sinh lý tế bào; đồng hóa CO2; hô hấp lên men; chế độ nước; dinh dưỡng khoáng; sinh trưởng và phát triển của thực vật; tính chống chịu của thực vật. Thực hành: phân tích một số đặc tính sinh lý của cây gỗ.
- Thống kê sinh học:
Nội dung thống kê sinh học bao gồm những nội dung: Tổng quan về xác suất, khái niệm về thống kê, những đặc trưng thống kê mô tả, mẫu và phân bố mẫu, ước lượng điểm và ước lượng khoảng, kiểm tra giả thiết, so sánh các mẫu quan sát, phân tích hồi quy tương quan một biến số và hai biến số. Thực hành: tính những đặc trưng thống kê mô tả, lập phân bố thực nghiệm, kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy và tương quan
- Đất – Phân bón
Nội dung học phần này gồm: Một số loại khoáng và đá hình thành đất. Những nhân tố hình thành đất,Sinh học đất, Chất hữu cơ và mùn, Vật lý đất, Hóa học đất,Độ ẩm đất; dinh dưỡng đất. Điều tra lập bản đồ đất. Và những kiểu phân bón; sử dụng phân bón trong lâm nghiệp.
- Côn trùng:
Côn trùng là học phần với những kiến thức về đặc điểm hình thái và gián phân, sinh trưởng và phát triển của côn trùng, phân loại côn trùng, sinh thái côn trùng và một số sâu hại rừng trồng…
- Bệnh cây:
Nội dung môn bệnh cây gồm: Khái niệm về bệnh cây; những sinh vật gây bệnh cây rừng (nấm, vi khuẩn, phytoplasma, virus, tuyến trùng, cây ký sinh…), và các phương pháp chẩn đoán bệnh cây, quy luật phát sinh và phát triển của bệnh, phương pháp điều tra và dự tính dự báo bệnh cây rừng, những phương pháp phòng trừ bệnh cây rừng, một số bệnh hại cây ở vườn ươm và rừng trồng. Thực hành: nhận biết một số bệnh cây, một số loại thuốc và cách pha chế.
- Sinh thái rừng:
Nội dung: Khái niệm về hệ sinh thái và sinh địa quần xã; sinh thái học sản lượng; chu trình sinh địa hóa; quan hệ giữa rừng với môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, nước, gió, địa hình – đất …); sinh thái học quần thể; sinh thái học quần xã; diễn thế rừng; phân loại rừng. Thực tập: Mô tả quần xã thực vật rừng và điều kiện sống của rừng, nhận biết các loại rừng.
- Giống cây rừng:
Nội dung môn học này dành cho sinh viên ngành lâm sinh gồm: Giống cây rừng nghiên cứu cơ sở khoa học của những phương pháp nhân giống cây rừng, phương pháp chọn lọc cây trội, xây dựng rừng giống và vườn giống, nhân giống sinh dưỡng cây rừng, bảo tồn nguồn gen cây rừng, phương pháp khảo nghiệm loài và xuất xứ. Nội dung Thực hành: nhân giống sinh dưỡng.
- Điều tra rừng:
Nội dung môn điều tra rừng: Là Những cơ sở lý luận và những phương pháp (đơn giản nhất) đánh giá số lượng, chất lượng và diễn biến tài nguyên rừng (gỗ, tre, nứa …), điều tra cây ngã, cây đứng, lâm phần, điều tra tài nguyên rừng. Thực tập: mô tả lâm phần, điều tra tăng trưởng, điều tra tài nguyên rừng.
- Kỹ thuật lâm sinh:
Nội dung học phần này gồm: Khái niệm chung về những phương thức lâm sinh; các phương thức lâm sinh (khai thác chọn, khai thác trắng, khai thác dần, khai thác phối hợp); nuôi rừng; xử lý rừng thứ sinh nghèo kiệt. Thực tập thiết kê khai thác, nuôi rừng.
- Trồng rừng:
Nội dung môn trồng rừng:Kỹ thuật hạt giống cây rừng; kỹ thuật tạo cây con; nguyên tắc chọn loại cây trồng và kỹ thuật tạo rừng; kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp chủ yếu. Thực hành: nhận biết hạt giống, phương pháp xử lý hạt giống. Thực tập kỹ thuật vườn ươm, thiết kế trồng rừng; đánh giá rừng trồng.
Thông qua bài viết này các bạn có thể trả lời thắc mắc ngành Lâm sinh học những môn gì? Từ đó biết được mình cần phải lên kế hoạch học tập như thế nào để đạt được những kết quả tốt nhất!
Discussion about this post