Ngành Bệnh học thủy sản cũng là ngành học được đánh giá cao hiện nay bên cạnh ngành nuôi trồng thủy sản và được nhiều thí sinh quan tâm. Nếu bạn thực sự đang muốn tìm hiểu chuyên ngành này, hãy cùng tham khảo những thông tin cần biết về chương trình đào tạo ngành Bệnh học thủy sản qua bài viết dưới đây.
Chương trình đào tạo Ngành bệnh học thủy sản
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
Chương trình nhằm đào tạo ngành bệnh học thủy sản nhằm tạo ra các nhà khoa học trình độ đại học về bệnh học thủy sản có trình độ, chính trị, đạo đức, sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn, có thể làm việc trong các cơ sở sản xuất, quản lý, dịch vụ, nghiên cứu và đào tạo bệnh học thủy sản.
- Mục tiêu chi tiết
Rèn luyện sinh viên ngành có nhiều kiến thức cơ bản, kiến thức cơ bản về nuôi trồng thủy sản và chuyên môn về sinh lý, bệnh lý thủy sản, chẩn đoán, phòng bệnh, quản lý và quản lý sức khỏe động vật thủy sản.
Có kỹ năng chẩn đoán và xác định các biện pháp phòng trị bệnh động vật thủy sản.
Có khả năng nghiên cứu xây dựng các quy trình và giải pháp quản lý sức khỏe động vật thủy sản trong các công ty nuôi trồng thủy sản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định chung. Nhưng mỗi trường đào tạo ngành đó sẽ có sự thay đổi nhất định để phù hợp với chương trình chung của trường. Bài viết này Trang tuyển sinh sẽ giới thiệu khung chương trình đào tạo ngành bệnh học thủy sản trường đại học Nha Trang, các em có thể tham khảo.
Xem thêm chi tiết :TẠI ĐÂY
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Hóa sinh đại cương
Nội dung môn hóa học đại cương gồm: Môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.
- Hình thái và giải phẫu động vật thủy sản
Nội dung học phần này đối với sinh viên ngành bệnh học thủy sản gồm: Môn học tập trung vào hình thái, giải phẫu cá, tôm và động vật thân mềm; những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế, và các loài có triển vọng. Tiên quyết: Sinh học đại cương.
- Sinh thái thuỷ sinh vật
Nội dung bao gồm những kiến thức giới thiệu khái niệm cơ bản về sinh thái thủy sinh vật; các hệ sinh thái và bảo vệ các hệ sinh thái và môi trường liên quan đến thủy sinh vật.
- Nhập môn Bệnh học Thuỷ sản
Nội dung nhập môn bệnh học thủy sản nhằm giới thiệu khái niệm và đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh địch hại và bệnh do yếu tố vô sinh; nguyên nhân và các điều kiện để bệnh có thể bùng phát; tổ chức phòng trị bệnh cho động vật thủy sản.
- Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sả
Nội dung môn học tập trung vào kỹ năng quan sát và thu mẫu cho chẩn đoán bệnh; phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, ký sinh trùng, mô bệnh học và sinh học phân tử.
- Miễn dịch Thuỷ sản
Nội dung môn học tập trung vào miễn dịch học đại cương: bản chất cơ chế đáp ứng bảo vệ của cơ thể đối với sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh ở người và động vật bậc cao; các hệ thống miễn dịch của cá và các động vật thủy sản khác; ứng dụng miễn dịch học trong công tác nghiên cứu và phòng trị bệnh thủy sản.
- Mô bệnh học
Nội dung môn mô bệnh học tập trung vào cấu tạo của tế bào động vật thủy sản; bệnh tích mô bào; sự thay đổi cấu trúc giữa mô bình thường và mô bệnh.
- Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Nội dung môn học của ngành bệnh học thủy sản tập trung vào sự phân bố của vi sinh vật trong nước và vai trò của nó đối với môi trường và sức khỏe động vật thuỷ sản; quan hệ của vi sinh vật với các sinh vật khác trong một hệ sinh thái; ứng dụng của vi sinh vật học trong nuôi và phòng bệnh động vật thuỷ sản; một số chế phẩm vi sinh đã và đang dùng trong nuôi trồng thuỷ sản để quản lý môi trường và phòng bệnh; vi sinh vật gây bệnh; ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất vaccine.
- Bệnh do phi sinh vật và địch hại
Nội dung của môn học tập trung vào các bệnh do các yếu tố môi trường, độc tố và yếu tố dinh dưỡng gây ra ở động vật thuỷ sản; địch hại của động vật thủy sản.
Bệnh Ký sinh trùng và Nấm
Bệnh Ký sinh trùng và Nấm bao gồm những nội dung: Môn học tập trung vào các bệnh nội và ngoại ký sinh đơn bào: trùng roi, trùng bào tử, vi bào tử, bào tử sợi, trùng lông trong động vật thủy sản (cá, tôm, cua, nhuyễn thể…); các bệnh nội và ngoại ký sinh đa bào: giun sán…
- Bệnh Vi rút
Nội dung học phần bệnh vi rút: giới thiệu về virus học đại cương: những khái niệm cơ bản về virus, đặc điểm của các họ virus gây bệnh trên các loài động vật thủy sản và biện pháp phòng trừ tổng hợp các bệnh do virus gây ra; bệnh do virus trên các đối tượng nuôi trồng thủy sản quan trọng, và ứng dụng trong thực tế ngành thủy sản.
- Bệnh Vi khuẩn
Nội dung môn học này tập trung vào cách nhận biết bệnh do vi khuẩn, cơ chế lây lan, độc lực và cách xác định độc lực của vi khuẩn ở động vật thủy sản , phương pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn, các biện pháp phòng, trị bệnh do vi khuẩn ở động vật thủy sản và một số loại bệnh do vi khuẩn thường xảy ra ở động vật thủy sản nuôi.
Lời kết, thông qua bài viết này các bạn có thể nắm rõ các môn học ngành bệnh học thủy sản. Từ đó hãy cố gắng lên kế hoạch học tập thật tốt để đạt những thành tích cao như mình mong muốn, để sau khi ra trường bạn có thể tự tin làm bất cứ vị trí nào trong ngành.
Discussion about this post