Ngành khoa học đất thuộc nhóm ngành nông nghiệp. Đang trở thành một trong những ngành được đông đảo các bạn sinh viên theo học tại các trường đại học. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về ngành này thông qua chương trình đào tạo ngành khoa học đất nhé!

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo nhằm tạo ra những kỹ sư nông nghiệp ngành Khoa học Đất có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đại học, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu cụ thể
- Nhằm rèn luyện sinh viên có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức về các quá trình vật lý, hoá học đất và môi trường, quá trình sinh học và tương tác giữa đất – nước – phân – cây.
- Sinh viên sau khi ra trường có kỹ năng quy hoạch, sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất và quản lý đất trong yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.
- Có thái độ nghề nghiệp đúng đắn, phát triển và bảo vệ đất nông nghiệp, bảo vệ đất và môi trường.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.Nhưng mỗi trường sẽ có sự thay đổi nhỏ để phù hợp với chương trình đào tạo chung của trường đó. Bài viết này các em có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Khoa học đất– Đại học Nông lâm – Đại học Huế nhé!
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin | 8 | Hoá phân tích |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 | Sinh học đại cương |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 10 | Sinh học phân tử |
4 | Giáo dục thể chất | 11 | Toán cao cấp |
5 | Giáo dục quốc phòng | 12 | Xác suất – Thống kê |
6 | Ngoại ngữ | 13 | Tin học đại cương |
7 | Hoá học |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
Kiến thức cơ sở ngành | |||
1 | Vi sinh vật đại cương | 5 | Vật lý đất |
2 | Địa chất học | 6 | Hoá môi trường |
3 | Thổ nhưỡng I | 7 | Canh tác học |
4 | Hoá học đất |
|
|
Kiến thức ngành | |||
1 | Phân bón và cách bón phân | 5 | Đánh giá đất |
2 | Phân tích đất- nước- phân – cây | 6 | Hệ thống thông tin địa lý |
3 | Phân tích bằng công cụ | 7 | Quy hoạch sử dụng đất |
4 | Đất Việt Nam và xây dựng bản đồ đất | 8 | Thuỷ nông cải tạo đất |
Nguồn: Đại học nông lâm – Đại học Huế
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Vi sinh vật đại cương
Nội dung môn học vi sinh vật đại cương: khái niệm cơ bản về vi sinh vật, cơ chế hoạt động và vai trò của vi sinh vật trong các hoạt động sống; đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống của vi sinh vật, cùng với sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như hoạt động sống; một số nhóm vi sinh vật chủ yếu, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp.
- Địa chất học
Nội dung môn địa chất học bao gồm những thành phần vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất,khoáng và đá, công dụng của khoáng và đá trong việc cải tạo đất và dùng vào việc sản xuất phân bón; lịch sử địa chất; cùng với các hoạt động địa chất diễn; quá trình biến đổi lớp ngoài cùng của vỏ trái đất và hình thành lớp phủ trên bề mặt lục địa; địa chất và địa hình Việt Nam; thực hành quan sát, mô tả khoáng vật và đá trong phòng thí nghiệm, khảo sát khoáng vật và đá ngoài thực địa.
- Thổ nhưỡng I
Nội dung của môn Thổ nhưỡng gồm: Trang bị cho sinh viên khái niệm cơ bản về đất, quá trình hình thành đất; thành phần cơ giới và kết cấu đất; nước, không khí, nhiệt trong đất và các đặc tính vật lý khác của đất; keo đất và khả năng hấp phụ của đất; thành phần hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng trong đất; phản ứng của đất: độ chua, độ kiềm, tính đệm và phản ứng oxi hóa khử; một số nhóm đất chính của Việt Nam bao gồm đất bạc màu, đất cát biển, đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất đồi núi. Nằm ứng dụng trong thực tế ngành khoa học đất sau khi ra trường.
Thực hành của bộ môn này: đào và mô tả phẫu diện, xác định thành phần cơ giới theo phương pháp vê tay (cùng với quá trình đào và mô tả phẫu diện); phân tích độ chua pHKCl, pH nước; Nhằm mục đích học đi đôi với thực hành, nắm vững các kiến thức thực tế cho sinh viên sau khi ra trường phục vụ tốt quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, lĩnh vực khoa học đất nói riêng.
- Hoá học đất
Nội dung chủ yếu của hóa học đất gồm: Môn học tập trung vào thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của đất; quá trình sinh hoá học và thành phần hữu cơ trong đất; quá trình hấp phụ và phản ứng của dung dịch đất; khả năng đệm; ngoài ra cả tính oxi hoá và khử oxy của đất; quá trình cố định và giải phóng chất dinh dưỡng của đất.
- Vật lý đất
Nội dung môn vật lý đất sinh viên ngành khoa học đất phải nắm rõ đó là tập trung vào tướng rắn trong đất và các đặc tính liên; tướng lỏng trong đất, vai trò của nước đối với tính chất đất và đối với sự phát triển của cây, các dạng nước trong đất, thế năng của nước, vận chuyển nước và cân bằng nước trong đất; tướng khí trong đất, thành phần và nguồn gốc các chất khí trong đất, mối quan hệ đất-cây và không khí trong đất…
- Hoá môi trường
Nội dung môn hóa môi trường gồm các nội dung giới thiệu về môi trường; độc chất học môi trường; hoá khí quyển; hoá thạch quyển; hoá thuỷ quyển: Tuần hoàn nước trong tự nhiên; quan hệ giữa khí quyển, thạch quyển và thuỷ quyển về hoá môi trường; đánh giá chất lượng môi trường về mặt hoá học.
Như vậy thông qua bài viết này Trang tuyển sinh hy vọng các em có thể biết hết những môn học ngành Khoa học đất. Và có thể các em hãy lên kế hoạch học tập ngay từ bây giờ để đạt được những kết quả tốt như mình mong đợi.
Discussion about this post