Ngành khoa học cây trồng là một ngành hot trong bối cảnh hiện tại. Và được rất nhiều trường đại học đào tạo, điển hình là Học viện nông nghiệp Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Đại học Lâm nghiệp… Nhưng đa số các bạn tân sinh viên sẽ còn bỡ ngỡ chưa biết 4 năm đại học mình sẽ phải học những gì. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo nhằm Đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về Khoa học cây trồng; có thái độ làm việc nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Khoa học cây trồng.
Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về chọn lựa cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng và kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững trong sự phát triển kinh tế xã hội ngày nay.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo mỗi ngành do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định chung. Nhưng mỗi một trường sẽ có sự điều chỉnh nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu chương trình đào tạo ngành khoa học cây trồng sau đây nhé!
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin | 8 | Hoá phân tích |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 | Sinh học đại cương |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 10 | Sinh học phân tử |
4 | Giáo dục thể chất | 11 | Toán cao cấp |
5 | Giáo dục quốc phòng | 12 | Xác suất – Thống kê |
6 | Ngoại ngữ | 13 | Tin học đại cương |
7 | Hoá học |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
Kiến thức cơ sở ngành | |||
1 | Hoá sinh đại cương | 5 | Vi sinh vật đại cương |
2 | Thực vật học | 6 | Thổ nhưỡng I |
3 | Sinh lý thực vật | 7 | Bệnh cây đại cương |
4 | Di truyền thực vật | 8 | Côn trùng nông nghiệp |
Kiến thức ngành | |||
1 | Chọn tạo giống cây trồng | 6 | Cây rau |
2 | Phân bón | 7 | Cây ăn quả |
3 | Cỏ dại | 8 | Hoa, cây cảnh và thiết kế cảnh quan |
4 | Cây lương thực | 9 | Canh tác học |
5 | Cây công nghiệp |
|
|
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Hóa sinh đại cương
Nội dung môn hóa sinh đại cương tập trung vào các nội dung thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbohydrate, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.
- Thực vật học
Nội dung của môn thực vật học tập trung vào hình thái và giải phẫu thực vật: mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng của thực vật, sinh sản của thực vật; phân loại thực vật: các phương pháp phân loại – đơn vị phân loại – cách gọi tên, phân loại giới thực vật, phân loại các lớp thực vật. Đây là những kiến thức mà tất cả các bạn sinh viên ngành khoa học cây trồng cần nắm vững.
- Sinh lý thực vật
Nội dung môn sinh lý thực vật là giới thiệu khái niệm cơ bản và quá trình sinh lý tế bào và phân tử thực vật; tập trung vào dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước, quang hợp, hô hấp và điều hoà hooc môn sinh trưởng và phát triển của cây và mối quan hệ với môi trường.
- Di truyền thực vật
Nội dung di truyền thực vật là tập trung vào tính di truyền và biến dị các tính trạng của thực vật đa bào và nấm; cấu trúc và nhân vật chất di truyền; điều hoà sự biểu hiện của gen đối với sinh trưởng và phát triển của cây; di truyền ở mức phân tử, tế bào, quần thể và di truyền các tính trạng số lượng. Nhằm mục đích sau khi ra trường sinh viên có thể ứng dụng các kiến thực vào ngành khoa học cây trồng một cách tốt nhất.
- Vi sinh vật đại cương
Sinh viên ngành khoa học cây trồng sẽ được học về khái niệm cơ bản về vi sinh vật, cơ chế hoạt động và vai trò của vi sinh vật trong các hoạt động sống; đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như hoạt động sống; một số nhóm vi sinh vật chủ yếu…
- Chọn tạo giống cây trồng
Nội dung môn chọn tạo giống cây trồng tập trung vào phương pháp và kỹ thuật cải tiến và sản xuất giống cây trồng áp dụng các nguyên lý di truyền và các khoa học có liên quan; chọn tạo và duy trì giống, nhân giống và kiểm soát chất lượng hạt giống.
- Bệnh cây
Nội dung môn bệnh cây tập trung vào bản chất và nguyên nhân gây bệnh; cơ chế tương tác giữa bệnh-tác nhân gây bệnh và cây; sự phát triển, chẩn đoán, dự báo, đánh giá và quản lý bệnh trong quần thể cây trồng. Trang bị kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu để áp dụng thực tiễn sau khi ra trường.
- Côn trùng nông nghiệp
Nội dung môn côn trùng nông nghiệp là tập trung vào đặc điểm, đặc tính, quy luật sinh sống của lớp côn trùng, nguyên lý và phương pháp phòng chống các loài có hại và khai thác, bảo vệ những loài có ích cho sản xuất nông nghiệp.
- Phân bón
Nội dung môn phân bón tập trung vào bản chất, động thái, sử dụng phân đa lượng N, P, K, các loại phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi lượng; quản lý độ phì đất đai trong các hệ thống canh tác.
Như vậy, Trang tuyển sinh hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể biết ngành khoa học cây trồng học những môn gì? Và biết cách vạch ra kế hoạch, phương pháp học tập để đạt những kết quả cao nhất trong quá trình học tập của mình.
Discussion about this post