Ngành khai thác thủy sản là một trong những nhóm ngành tương đối phát triển được rất đông đảo các bạn sinh viên theo học. Ngành khai thác thủy sản được đào tạo ở nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam điển hình như Đại học Nha Trang. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về chương trình đào tạo ngành này như thế nào để có thể lên kế hoạch học tập tốt hơn nhé!
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành khai thác thủy sản nhằm đào tạo ra những cán bộ kỹ sư có kỹ thuật, quản lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực khai thác thủy sản, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các cơ sở.
Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Khai thác thủy sản có đầy đủ các kỹ năng sau đây:
- Sinh viên sau khi ra trường biết cách vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn.
- Có kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất.
- Biết cách thiết kế, chế tạo và tổ chức thí nghiệm ngư cụ.
- Nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản.
- Sinh viên am hiểu luật pháp liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.
- Sau khi ra trường các bạn được trang bị đầy đủ kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu.
- Đồng thời có khả năng làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả kể cả bằng ngoại ngữ.
- Bên cạnh đó các bạn có khả năng ứng dụng tin học để giải quyết các vấn đề chuyên môn, an toàn sản xuất, có đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe và tư duy làm việc tốt phục vụ cho ngành khai thác thủy sản…
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành khai thác thủy sản bao gồm những môn nào, những học phần nào bắt buộc… Tất cả những nội dung này đều do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Nhưng một số trường sẽ điều chỉnh nho nhỏ để phù hợp với chương trình chung của trường đó. Chúng ta cùng tìm hiểu khung chương trình đào tạo ngành khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang sau đây nhé!
| Kiến thức giáo dục đại cương |
|
|
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin | 8 | Giải tích 1 |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 | Giải tích 2 |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 10 | Vật lý 1 |
4 | Ngoại ngữ cơ bản | 11 | Vật lý 2 |
5 | Giáo dục thể chất | 12 | Hoá học đại cương |
6 | Giáo dục quốc phòng – an ninh | 13 | Tin học đại cương |
7 | Đại số |
|
|
| Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|
|
| Kiến thức cơ sở ngành |
|
|
1 | Cơ học lý thuyết | 8 | Kỹ thuật Hàng hải |
2 | Cơ học chất lỏng | 9 | Công nghệ chế tạo ngư cụ |
3 | Thiết bị khai thác cá | 10 | Ngư trường – Nguồn lợi thủy sản |
4 | Kỹ thuật điện-Điện tử đại cương | 11 | An toàn cho người và tàu cá |
5 | Máy điện – Vô tuyến điện hàng hải | 12 | Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ |
6 | Khí tượng hải dương | 13 | Kinh tế và quản lý nghề cá |
7 | Luật biển và pháp luật Hàng hải | 14 | Sinh thái học cá biển |
| Kiến thức ngành |
|
|
1 | Kỹ thuật thăm dò cá | 5 | Cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác TS |
2 | Kỹ thuật khai thác 1 | 6 | Cơ sở điều khiển đối tượng và quá trình đánh bắt |
3 | Kỹ thuật khai thác 2 | 7 | Quản lý khai thác thủy sản |
4 | Cơ sở kỹ thuật sinh học khai thác thủy sản |
|
|
| Thực tập và đồ án |
|
|
1 | Thực tập giáo trình | 3 | Đồ án tốt nghiệp |
2 | Thực tập tốt nghiệp |
|
|
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Cơ học lý thuyết
Nội dung cơ sở lý thuyết gồm phần tĩnh: Xây dựng các khái niệm cơ bản về vật rắn và lực tác dụng, thiết lập các quy luật cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của lực và việc vận dụng các quy luật đó vào giải quyết các bài toán kỹ thuật. Phần động học bao gồm các nội dung: Thiết lập quy luật chuyển động của vật thể về mặt hình học và các phương pháp giải quyết cũng như việc vận dụng các quy luật đó trong thực tế kỹ thuật.
- Thiết bị khai thác cá
Nội dung học phần này bao gồm:Các hiểu biết về vấn đề cơ giới nghề cá, các bộ phận chủ yếu của thiết bị cơ giới nghề cá, các thiết bị cơ giới nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, thiết bị đánh cá không dùng lưới.
- Kỹ thuật điện-Điện tử
Sinh viên học môn kỹ thuật điện- điện tử bao gồm: Khái niệm cơ bản về mạch điện, mạch điện hình Sin một pha, ba pha; cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại máy điện thông dụng (máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một chiều).
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về :Cấu tạo, nguyên lý làm việc các linh kiện điện tử, các mạch điện tử cơ bản; một số ứng dụng các mạch điện tử thông dụng trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp, tính toán mạch điện và xác định các thông số điện cơ bản.
- Máy điện – Vô tuyến điện hàng hải
Sau khi kết thúc môn học sinh viên nắm vững: Nguyên lý cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cấu trúc khối của các thiết bị điện tử hàng hải; các phương pháp lắp đặt máy phù hợp với điều kiện thực tế, lắp đặt hợp lý các anten của máy đàm thoại dải tần HF, MF… Và những nội dung liên quan phục vụ cho quá trình phục vụ ngành khai thác thủy sản sau này.
- Khí tượng -hải dương
Môn khí tượng – hải dương nhằm cung cấp cho sinh viên nội dung:Các quá trình vật lý trong khí quyển, các hình thái thời tiết và phương pháp dự báo, hải dương học đại cương và động lực học nước biển, khí tượng – hải dương học ứng dụng trong nghề cá.
- Luật biển và pháp luật hàng hải
Bao gồm những kiến thức cơ bản về luật biển, hệ thống pháp luật về hàng hải, nghiệp vụ thực thi pháp luật hàng hải.
- Kỹ thuật hàng hải
Bộ môn kỹ thuật hàng hải bao gồm Những kiến thức cơ bản về hàng hải, sử dụng các thiết bị như la bàn, hải đồ, bảng thuỷ triều trong hàng hải và đánh cá biển, các phương pháp xác định vị trí tàu, vị trí mục tiêu trên biển …; kỹ thuật điều khiển tàu biển trong những tình huống khác nhau, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tính điều khiển tàu, phương pháp điều động tàu cơ bản.
- Công nghệ chế tạo ngư cụ
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về vật liệu và kết cấu vật liệu dùng trong nghề cá: xơ sợi, chỉ lưới và lưới đánh cá. Các thông số kỹ thuật của xơ sợi, chỉ lưới và lưới đánh cá.
- An toàn cho người và tàu cá
Sinh viên được trang bị những quy định chung về bảo hộ lao động; luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động, kỹ thuật vệ sinh lao động; an toàn điện, phòng chống cháy nổ trên tàu cá; an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn và trong khai thác cá.
- Kinh tế và quản lý nghề cá
Nội dung bao gồm biến động đàn cá và hoạt động đánh bắt, mô hình kinh tế sinh học đơn giản, phân tích đầu tư, mô hình Gordon-Schaefer, kinh tế học tàu cá, các vấn đề trong quản lý.
- Sinh thái học cá biển
Trang bị cho sinh viên các kiến thức phân loại, đặc điểm sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng và di cư của cá biển. Mối tương quan giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh đối với đời sống cá.
- Kỹ thuật thăm dò cá
Nội dung cần học là: Các vùng nước và các yếu tố môi trường, đàn cá và sự tập trung của đàn cá, các phương pháp và phương tiện kỹ thuật phục vụ thăm dò cá, tổ chức công tác thăm dò cá.
Như vậy thông qua bài viết này Trang tuyển sinh đã cung cấp tới các bạn những môn học ngành khai thác thủy sản. Hãy lập kế hoạch, trang bị cho mình những phương pháp để theo học đạt kết quả học tập tốt nhất trong 4 năm ngồi trên ghế nhà trường.
Discussion about this post