Ngành hộ sinh là một ngành học có nhiều cơ hội triển vọng trong tương lai và được rất nhiều người lựa chọn theo học. Nhưng rất nhiều bạn sinh viên còn thắc mắc không biết mình sẽ phải học những gì trong những năm đại học. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin cụ thể chi tiết nhé!
Chương trình đào tạo ngành Hộ sinh
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân hộ sinh nhằm Đào tạo người hộ sinh trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề Hộ sinh ở trình độ cao đẳng, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người hành nghề hộ sinh phải thông thạo các kỹ năng, và phải thực sự tâm huyết với nghề, thực hành nghề trong khuôn khổ quy định của pháp luật và nhà nước đề ra.
Bên cạnh đó người hộ sinh luôn có ý thức, chủ động phát triển nghề nghiệp cho bản thân.
Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về cấu trúc, chức năng cơ thể con người, hệ thống sinh sản bình thường và bệnh lý cũng như những thay đổi về giải phẫu sinh lý của phụ nữ…
Nắm vững những kiến thức và thực hành nhuần nhuyễn chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
- Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, tinh thần đoàn kết, tình thần làm việc đồng đội với bà mẹ, trẻ em trong quá trình chăm sóc họ.
Biết phương pháp lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em.
Thực hành chăm sóc bà mẹ trẻ em dựa trên những kiến thức đã học để chăm sóc bà mẹ trẻ em một cách tốt nhất, hợp với quy định về năng lực, trách nhiệm của người hành nghề Hộ sinh theo đúng quy định của pháp luật.
- Thái độ
Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng, sức khỏe toàn dân nói chung.
Tôn trọng pháp luật, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng người bệnh….
Thái độ cầu tiễn rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Hiện nay ở nước ta chưa nhiều trường Đại học đào tạo ngành hộ sinh, mà mới chỉ có Đại học điều dưỡng Nam Định và Đại học Hồng Bàng. Nếu thực sự muốn tìm hiểu về ngành hộ sinh các em có thể tham khảo hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp. Và bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về chương trình đào tạo ngành Hộ sinh – Trường cao đẳng y dược Hà Nội nhé:
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin | 7 | Sinh học và Di truyền |
2 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 8 | Hóa học |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 | Vật lý đại cương và Lý sinh |
4 | Ngoại ngữ (Anh văn) I, II | 10 | Giáo dục thể chất |
5 | Tin học | 11 | Giáo dục Quốc phòng |
6 | Xác suất, Thống kê y học |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành | |||
12 | Vi sinh – Ký sinh trùng | 20 | Dinh dưỡng – Tiết chế |
13 | Giải phẫu – Sinh lý | 21 | Sức khỏe và hành vi con người |
15 | Sinh lý bệnh | 22 | Pháp luật – Tổ chức y tế |
16 | Hoá sinh | 23 | Y đức |
17 | Dược lý | 24 | Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu |
18 | Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm | 25 | Giao tiếp, giáo dục sức khoẻ |
19 | Sức khoẻ – Môi trường và vệ sinh | 26 | Khống chế nhiễm khuẩn |
Kiến thức ngành và chuyên ngành | |||
27 | Giải phẫu – Sinh lý chuyên ngành | 34 | Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi |
28 | Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học | 35 | Chăm sóc Hộ sinh nâng cao |
29 | Chăm sóc thai nghén | 36 | Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng |
30 | Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường | 37 | Dân số – Kế hoạch hoá gia đình |
31 | Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó | 38 | Quản lý Hộ sinh |
32 | Chăm sóc sau đẻ | 39 | Thực hành nghiên cứu khoa học |
33 | Chăm sóc sơ sinh | 40 | Thực tế ngành |
Theo trường Cao đẳng Y dược Hà Nội
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Vi sinh – Ký sinh trùng
Vi sinh – Ký sinh trùng là phần kiến thức hầu hết các trường đào tạo hộ sinh đều phải học. Nội dung này sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản: hình thể, bắt màu, nuôi cấy, gây bệnh, miễn dịch. Mối tương tác giữa vi sinh – cơ thể con người, môi trường chi phối sự gây bệnh, chẩn đoán vi sinh. Thực hiện quá trình lấy bệnh phẩm…
- Giải phẫu – Sinh lý
Sinh viên ngành Hộ sinh sẽ học tìm hiểu về bộ môn giải phẫu – sinh lý. Nội dung cơ bản của học phần này là đặc điểm của giải phẫu của các bộ phận cơ thể người, liên hệ được trên cơ thể sống, hiểu được cấu trúc vi thể của mô và bộ phận chủ yếu của con người qua kính hiển vi…. Đồng thời cung cấp những kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau và giữa cơ thể với môi trường. Và vận n dụng những kiến thức về sinh lý học vào việc học tập các học phần chuyên ngành…. và nhiều kiến thức liên quan khác…
- Sinh lý bệnh
Sinh viên sẽ được tìm hiểu chuyên sâu về hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch, vai trò của hệ thống miễn dịch trong khả năng đề kháng phòng chống bệnh, quy luật hoạt động của các cơ quan, quá trình bệnh lý điển hình, diễn biến một số bệnh thông thường….
- Hoá sinh
Nội dung chương trình hóa sinh mà sinh viên được học ở đây bao gồm các loại sinh chất chủ yếu của cơ thể sống, quá trình chuyển hóa, thực hiện và nắm rõ những phản ứng khi làm các thí nghiệm, xét nghiệm cơ bản về hóa sinh lâm sàng. Để từ đó vận dụng kiến thức này vào nghiên cứu khoa học, nghiên cứu học tập.
- Dược lý
Sinh viên Hộ sinh sẽ được tìm hiểu học phần dược lý nhằm cung cấp kiến thức về hấp thụ, phân phối, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể người… Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cơ chế tác dụng và cách sử dụng các thuốc thông thường, đặc biệt các thuốc dùng trong sản khoa; nhận biết hình dạng, tính chất, tác dụng của một số thuốc cơ bản tại phòng thực tập; vận dụng những hiểu biết về thuốc vào việc sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh; hình thành và rèn luyện thái độ nghiêm túc, thận trọng trong sử dụng thuốc khi chăm sóc người bệnh.
- Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm
Đây là một học phần mà khối ngành chăm sóc sức khỏe đều phải học. Nội dung bao gồm: nguyên tắc của dịch tế và ứng dụng vào việc chăm sóc sức khỏe người dân. Mô tả, phân tích được tình trạng sức khỏe con người… Phân tích được đặc điểm dịch tễ của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trong cộng đồng. Và đồng thời sử dụng được cách đánh giá tin cậy và giá trị của các xét nghiệm và vai trò của các xét nghiệm trong phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra rèn luyện được thái độ đúng đắn, khẩn trương nghiêm túc đối với công tác phòng chống dịch bệnh.
- Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh
Sinh viên ngành hộ sinh sẽ học về sức khỏe – môi trường và vệ sinh. Với học phần này sinh viên sẽ được nắm rõ mối liên hệ và ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người, phân tích được tác hại của môi trường đến sức khỏe con người…
- Dinh dưỡng – Tiết chế
Sinh viên cần nắm rõ các kiến thức về dinh dưỡng, vai trò cũng như nhu cầu chất dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn, tiết chế dinh dưỡng, an toàn thực phẩm…. là những nội dung sinh viên cần nắm rõ trong môn học này.
- Pháp luật – Tổ chức y tế
Nội dung sinh viên cần nắm rõ trong môn học này là lý luận và những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, những quy định về lĩnh vực y tế, tuân thủ hệ thống y tế Việt Nam từ trung ương đến cơ sở… chức năng nhiệm vụ của hộ sinh….
- Y đức
“Lương y như từ mẫu” Đây chính là cốt lõi của hệ thống ngành y. Với môn học này rèn luyện cho thế hệ trẻ Việt Nam đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của người cán bộ trong việc bảo vệ quyền của người bệnh khi chăm sóc họ; các bộ luật và quy định về đạo đức của nhân viên y tế nói chung và hộ sinh nói riêng, những khó khăn về đạo đức khi chăm sóc sức khỏe sinh sản, phản ứng đạo đức và vị trí của nó trong thực hành hộ sinh. Phân tích mối liên hệ giữa đạo đức với y đức và những đặc trưng của đạo đức người hộ sinh Việt Nam.
- Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu
Một người Hộ sinh điều quan trọng cần thiết nhất đó là nắm vững được vai trò, nhiệm vụ chức năng của một người điều dưỡng là gì, lên kế hoạch chăm sóc người bệnh, thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân…. biết cách nhận biết, theo dõi và xử trí được các biến cố xảy ra trong và sau khi làm thủ thuật; thực hiện công việc trợ giúp thầy thuốc khám bệnh và làm thủ thuật; trình bày nguyên tắc, kỹ thuật sơ cứu, cách xử trí tình huống khi cấp cứu người bị nạn; thực hiện tốt các kỹ năng thực hành, chăm sóc người bệnh.
- Khống chế nhiễm khuẩn
Với học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nhiễm khuẩn môi trường, bệnh viện, nâng cao vai trò, kỹ năng cơ bản khống chế nhiễm khuẩn nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người và phòng dịch bệnh.
- Giải phẫu – Sinh lý chuyên ngành
Với học phần này sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về sự thay đổi của bộ phận sinh dục nữ, vai trò trong quá trình mang thai, chuyển dạ, đẻ, và chăm sóc sau sinh. Từ đó các sinh viên ngành hộ sinh có thể vận dụng một cách tốt nhất vào quá trình thực hành sau này.
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học
Với học phần này sinh viên hộ sinh sẽ học những kiến thức về sức khỏe sinh sản bao gồm tuổi vị thành niên, tuổi sinh đẻ, mãn kinh và nam học, kỹ năng chăm sóc với phụ nữ, nam giới, tình trạng rối loạn thể chất,các bệnh thường gặp ở bộ phận sinh dục…
- Chăm sóc thai nghén
Thai nghén là một quá trình vất vả của người phụ nữ, vậy nên ngành hộ sinh nhằm trang bị kiến thức về sự thay đổi của người phụ nữ trong quá trình thai nghén, nhu cầu người phụ nữ trong thời kỳ mang thai, quá trình chăm sóc phụ nữ mang thai , bên cạnh đó học phần cung cấp kỹ năng chăm sóc người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén tại bệnh viện và tại cộng đồng.
- Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường
Sinh viên hộ sinh cần nắm vững kiến thức và dấu hiệu của người phụ nữ trong thời kỳ chuyển dạ và sinh đẻ, nhu cầu trong quá trình sinh đẻ và sinh đẻ bình thường, theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi…
- Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó
Sinh viên Hộ sinh sẽ được trang bị kiến thức về những ca khó đẻ, tác động của quá trình thăm khám, chăm sóc, xử lý đúng lúc các ca thai phụ khó đẻ, và học phần này còn cung cấp kỹ năng thực hành hộ sinh và chăm sóc toàn diện bà mẹ chuyển dạ đẻ khó để cuộc chuyển dạ và đẻ an toàn cho mẹ và con.
- Chăm sóc sau đẻ
Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên hộ sinh những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về sự thay đổi của người phụ nữ trong thời kỳ sau đẻ, các nhu cầu của người phụ nữ trong thời kỳ sau đẻ bình thường và bất thường; tác động của quá trình theo dõi, chăm sóc đến sức khoẻ bà mẹ trong quá trình sau đẻ. Đồng thời, học phần cung cấp, rèn luyện các kỹ năng thực hành hộ sinh và chăm sóc toàn diện bà mẹ sau đẻ tại bệnh viện và tại nhà.
- Chăm sóc sơ sinh
Học phần này tập trung vào đặc điểm giải phẫu, sinh lý của trẻ sơ sinh bình thường khoẻ mạnh, trẻ sơ sinh non tháng, bệnh lý; từ đó cung cấp kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh (bao gồm cả hồi sức sơ sinh), phát hiện và xử trí các bất thường của trẻ sơ sinh trong quá trình chăm sóc.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, và vai trò của những người hộ sinh, (lập kế hoạch và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe, bệnh tật, thay đổi các tập quán sống không có lợi cho sức khỏe sinh sản)
- Dân số – Kế hoạch hoá gia đình
Sinh viên Hộ sinh cần nắm rõ kiến thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình, để có kiến thức và kỹ năng giáo dục tuyên truyền, tư vấn cung cấp các phương tiện tránh thai hiệu quả, an toàn nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản…
- Quản lý Hộ sinh
Sinh viên cần nắm rõ khái niệm về khoa học quản lý, ứng dụng vào quản lý ngành khoa học y tế, tiêu chuẩn của người quản lý, phương pháp quản lý. Cũng như vai trò của người hộ sinh trong chăm sóc người bệnh. Và khái niệm chức năng, vai trò, nhiệm vụ của người hộ sinh trong quá trình quản lý và chăm sóc sức khỏe người dân.
Như vậy, thông qua bài viết này các bạn thí sinh đã nắm rõ ngành Hộ sinh học những môn nào, và qua đó các bạn hãy lên kế hoạch, chuẩn bị chu đáo để theo học thật tốt nếu như có ý định theo ngành Hộ sinh nhé!
Discussion about this post