Công nghệ thực phẩm phẩm trong những năm trở lại đây đã và đang trở thành một ngành tương đối hot. Bởi trong xã hội càng phát triển tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm giả kém an toàn ngày càng phổ biến. Thì nhu cầu về thực phẩm sạch càng được nâng cao thì nhiều trường đào tạo ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm là sau khi hoàn thành chương trình đại học sinh viên trang bị đầy đủ các kiến thức sau:
- Sinh viên được trang bị đầy đủ sức khỏe, hiểu biết về an toàn an ninh nhân dân, nắm rõ các chính sách pháp luật của nhà nước về quốc phòng an ninh…
- Đồng thời sinh viên hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống.
- Ngoài ra trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các khoa học và kỹ nghệ thực phẩm; lựa chọn các môn học hướng tới kiến thức quản lý, thương mại và dịch vụ thực phẩm như: vệ sinh an toàn thực phẩm, phân tích thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, quản lý dự án, phát triển sản phẩm, tiếp thị,..
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm sinh viên sẽ trải qua những môn học nào, học bao nhiêu tín chỉ trong toàn khóa. Tất cả những nội dung này đều do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Nhưng chúng ta sẽ thấy một số trường đào tạo sẽ có những sự điều chỉnh nhỏ để phù hợp với chương trình đào tạo chung của toàn trường. Hãy cùng tìm hiểu khung chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Quốc tế- Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhé!
STT | Môn học | Số tín chỉ | Lý thuyết | Thực hành |
| HỌC KỲ I | 17 | 16 | 1 |
1 | Toán cao cấp | 4 | 4 | 0 |
2 | Vật lý 1 | 2 | 2 | 0 |
3 | Sinh học đại cương | 4 | 3 | 1 |
4 | Hóa học đại cương | 3 | 3 | 0 |
5 | Anh văn chuyên ngành 1 | 4 | 4 | 0 |
| HỌC KỲ II | 17 | 15 | 2 |
1 | Vật lý 2 | 2 | 2 | 0 |
2 | Tư duy phân tích | 3 | 3 | 0 |
3 | Vi sinh vật đại cương | 4 | 3 | 1 |
4 | Hóa hữu cơ | 4 | 3 | 1 |
5 | Anh văn chuyên ngành 2 | 4 | 4 | 0 |
| HỌC KỲ III | 19 | 16 | 3 |
1 | Nhập môn Khoa học & Công nghệ thực phẩm | 3 | 3 | 0 |
2 | Hóa sinh | 4 | 3 | 1 |
3 | Hóa lý | 3 | 3 | 0 |
4 | Hóa thực phẩm | 3 | 3 | 0 |
5 | Thống kê sinh học | 3 | 2 | 1 |
6 | Môn tự chọn (nhóm 1) | 3 | 3 | 0 |
| HỌC KỲ IV | 16 | 14 | 2 |
1 | Các nguyên lý Kỹ thuật thực phẩm | 4 | 4 | 0 |
2 | Vi sinh thực phẩm | 4 | 3 | 1 |
3 | Dinh dưỡng và thực phẩm chức năng | 3 | 3 | 0 |
4 | Enzyme và lên men thực phẩm | 3 | 2 | 1 |
5 | Bao bì thực phẩm | 2 | 2 | 0 |
| Thực tập ngành nghề 1* | 1 |
|
|
| HỌC KỲ V | 17 | 15 | 2 |
1 | Quá trình & Thiết bị thực phẩm 1 | 4 | 3 | 1 |
2 | Phân tích thực phẩm | 4 | 3 | 1 |
3 | Độc tố học và an toàn TP | 3 | 3 | 0 |
4 | Xử lý nước và nước thải | 3 | 3 | 0 |
5 | Môn tự chọn (Nhóm 1) | 3 | 3 | 0 |
| HỌC KỲ VI | 17 | 14 | 3 |
1 | Quá trình & Thiết bị thực phẩm 2 | 4 | 3 | 1 |
2 | Các hệ thống đảm bảo chất lượng TP | 3 | 3 | 0 |
3 | Phụ gia TP | 2 | 2 | 0 |
4 | Phân tích vi sinh thực phẩm | 3 | 2 | 1 |
5 | Kỹ năng viết luận văn tốt nghiệp | 2 | 2 | 0 |
6 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 3 | 2 | 1 |
| Thực tập ngành nghề 2* |
|
|
|
| HỌC KỲ VII | 14 | 10 | 4 |
(Tự chọn 2/6 môn học chuyên ngành) | ||||
1 | Môn chuyên ngành tự chọn (Nhóm 2) | 4 | 3 | 1 |
2 | Môn chuyên ngành tự chọn (Nhóm 2) | 4 | 3 | 1 |
3 | Phân tích cảm quan thực phẩm | 3 | 2 | 1 |
4 | Phát triển sản phẩm thực phẩm và tiếp thị | 3 | 2 | 1 |
| HỌC KỲ VIII |
|
|
|
| Luận văn tốt nghiệp** | 12 |
| 12 |
1. Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa | ||||
2. Công nghệ đồ uống | ||||
3. Công nghệ chế biến lương thực | ||||
4. Công nghệ chế biến hải sản | ||||
5. Công nghệ chế biến các sản phẩm thịt | ||||
6. Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao | ||||
7. Quản lý sản xuất và quản lý chất lượng | ||||
| Tổng | 129 |
|
|
| Các môn học khoa học chính trị | 10 |
|
|
– Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê Nin |
|
|
| |
– Đường lối CM của Đảng CS Việt Nam | 5 | 5 | 0 | |
– Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 | 3 | 0 | |
| 2 | 2 | 0 | |
| Tổng cộng | 139 |
|
|
Theo: Trường Đại học Quốc tế- Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Vật lý học thực phẩm
Nội dung môn học này sẽ là: Giới thiệu các khái niệm cơ bản trong vật lý thực phẩm; Cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng; Truyền khối trong công nghiệp thực phẩm; Lưu biến thực phẩm; Truyền nhiệt ứng dụng.
- Hóa học thực phẩm
Nội dung hóa học thực phẩm sẽ là: Nước và các chất khoáng trong thực phẩm; Protein thực phẩm; Glucid thực phẩm; Lipid thực phẩm; Các chất có nguồn gốc thứ cấp và chất độc có trong nông sản thực phẩm; Chất màu và chất thơm. Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên để đáp ứng quá trình giải quyết công việc sau này.
- Dinh dưỡng học
Nội dung sinh viên ngành công nghệ thực phẩm cần nắm rõ là:Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng; Tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng; Dinh dưỡng bệnh tật và sức khoẻ cộng đồng; Chế độ dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng khác nhau; Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng; Thực phẩm chức năng; An ninh lương thực thực phẩm.
- An toàn thực phẩm
Nội dung bao gồm: Ngộ độc thực phẩm do tác nhân sinh học; Ngộ độc thực phẩm do tác nhân hóa học; Hệ thống HACCP và các chương trình tiên quyết; Các quy định và tiêu chuẩn của Việt Nam về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là những nội dung trang bị cho sinh viên để ứng dụng vào công việc thực tiễn…
- Vi sinh vật đại cương
Nội dung học phần này gồm: Nhóm vi sinh vật nhân sơ; Nhóm vi sinh vật nhân chuẩn; Vi sinh vật phi bào-virus; Trao đổi chất của vi sinh vật; Sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật; và các kiến thức liên quan.
- Hóa sinh thực phẩm
Nội dung môn hóa sinh thực phẩm gồm: Enzym – chất xúc tác sinh học; Trao đổi chất carbohydrate; Trao đổi chất lipid; Trao đổi chất amino acid và protein…
Ngoài ra nhiều học phần khác đã được Trang tuyển sinh thống kê ở bảng chương trình đào tạo mục II, các em có thể tìm hiểu thêm. Hy vọng thông qua bài viết này các em đã biết những môn học ngành công nghệ thực phẩm và biết cách lên kế hoạch để học tập một cách hiệu quả nhất!
Discussion about this post