Chương trình đào tạo ngành chế biến lâm sản là gì? Sinh viên sẽ phải học những gì trong suốt những năm tháng đại học. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề mà các bạn tân sinh viên đang thắc mắc này nhé!
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu tổng thể
Chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến lâm sản nhằm mục đích đào tạo các cán bộ kỹ thuật chế biến lâm sản có phẩm chất đạo đức, đủ kiến thức tài năng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Làm việc tốt trong các cơ sở chế biến lâm sản, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cơ sở quản lý, cơ sở đào tạo về chế biến lâm sản trong và ngoài nước việc làm.
Mục tiêu cụ thể
Nhằm đào tạo kỹ thuật viên có trình độ đại học về chế biến lâm sản:
- Sở hữu kiến thức cơ bản, nền tảng và chuyên môn.
- Có năng lực thiết kế công nghệ, chế tạo, sản xuất thử nghiệm sản phẩm gỗ, gỗ nguyên liệu và lâm sản ngoài gỗ; cải tiến máy móc thiết bị trong ngành; tổ chức, hướng dẫn hoạt động sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến lâm sản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến lâm sản do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.Nhưng một số trường đào tạo ngành sẽ có những sự thay đổi nhỏ. Các em có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến lâm sản – Khoa Lâm nghiệp – Đại học Lâm nghiệp – Đại học Huế sau đây nhé:
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC |
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 29 | |
I | Lý luận chính trị | 10 | |
1 | CTR1016 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 | 2 |
2 | CTR1017 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 | 3 |
3 | CTR1033 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 |
4 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường | 15 | |
5 | CBAN12002 | Toán cao cấp | 2 |
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 2 |
7 | CBAN12302 | Vật lý | 2 |
8 | CBAN12403 | Vật lý ứng dụng | 3 |
9 | CBAN10304 | Hóa học | 4 |
10 | CBAN11902 | Tin học | 2 |
III | Khoa học xã hội và nhân văn | 4 | |
11 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 |
12 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 99 | |
I | Kiến thức cơ sở ngành | 26 | |
Bắt buộc |
| 20 | |
13 | CKCN24502 | Kỹ thuật an toàn và môi trường | 2 |
14 | LNGH22502 | Khoa học gỗ | 2 |
15 | CKCN31182 | Hình họa – vẽ kỹ thuật | 2 |
16 | CKCN25902 | Nhiệt kỹ thuật | 2 |
17 | LNGH31012 | Chuỗi hành trình sản phẩm (COC) | 2 |
18 | LNGH25302 | Thực vật rừng | 2 |
19 | LNGH26002 | Lâm sản ngoài gỗ | 2 |
20 | LNGH23602 | Nguyên lý cắt gọt gỗ | 2 |
21 | CKCD24702 | Kỹ thuật điện tử | 2 |
22 | CKCN24702 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | 2 |
Tự chọn (Chọn 6/13) | 6 | ||
23 | CKCN25803 | Nguyên lý và chi tiết máy | 3 |
24 | CKCS25003 | Sức bền vật liệu | 3 |
25 | CKCD20302 | Kỹ thuật điện | 2 |
26 | CKCN20803 | Cơ học lý thuyết | 3 |
27 | CKCS23102 | Thủy lực cơ sở | 2 |
II | Kiến thức ngành | 45 | |
Bắt buộc |
| 35 | |
28 | LNGH31043 | Công nghệ xẻ gỗ | 3 |
29 | LNGH29902 | Bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ | 2 |
30 | LNGH31373 | Ứng dụng AutoCAD trong Lâm nghiệp | 3 |
31 | LNGH31033 | Công nghệ hóa lâm sản | 3 |
32 | LNGH23403 | Máy và thiết bị chế biến lâm sản | 3 |
33 | LNGH21102 | Công nghệ sản xuất bột giấy | 2 |
34 | LNGH24802 | Thiết kế xưởng chế biến lâm sản | 2 |
35 | LNGH20102 | Bảo quản gỗ | 2 |
36 | LNGH21302 | Công nghệ sấy gỗ | 2 |
37 | LNGH21003 | Công nghệ mộc | 3 |
38 | LNGH22202 | Keo dán gỗ | 2 |
39 | LNGH21203 | Công nghệ sản xuất ván nhân tạo | 3 |
40 | LNGH21402 | Công nghệ trang sức vật liệu gỗ | 2 |
41 | LNGH24703 | Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất | 3 |
Tự chọn (Chọn 10/19) | 10 | ||
42 | KNPT27902 | Kinh tế lâm nghiệp | 2 |
43 | LNGH24902 | Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp | 2 |
44 | LNGH22302 | Khai thác lâm sản | 2 |
45 | TNMT22902 | Pháp luật và chính sách lâm nghiệp | 2 |
46 | LNGH20802 | Công cụ và máy lâm nghiệp | 2 |
47 | LNGH25902 | Trồng rừng đại cương | 2 |
48 | LNGH24302 | Sinh thái rừng | 2 |
49 | LNGH23102 | Lâm nghiệp đại cương | 2 |
III | Kiến thức bổ trợ | 8 | |
50 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 |
51 | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 |
52 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 |
53 | KNPT28702 | Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp | 2 |
IV | Thực tập nghề nghiệp | 10 | |
54 | LNGH25401 | Tiếp cận nghề | 1 |
55 | LNGH31264 | Thao tác nghề | 4 |
56 | LNGH31325 | Thực tế nghề | 5 |
V | Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế | 10 | |
57 | LNGH22610 | Khóa luận tốt nghiệp | 10 |
58 | LNGH29006 | Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp | 6 |
59 | LNGH29502 | Giám định gỗ và kiểm tra chất lượng sản phẩm | 2 |
60 | LNGH29102 | Cải thiện giống theo hướng lấy gỗ phục vụ chế biến lâm sản | 2 |
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA | 128 |
Nguồn: Đại học Lâm nghiệp – Đại học Huế
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Hình học họa hình
Hình học họa hình là nội dung sinh viên cần nắm vững các kiến thức về: Các phương pháp vẽ hình chiếu,Phương pháp vẽ trong không gian 2, 3 chiều, phối cảnh, quan hệ liên thuộc,quan hệ cắt nhau và quan hệ song song, đa diện. Đường cong và mặt cong cũng như các bài toán về cắt nhau, tiếp xúc của mặt cong.
Bên cạnh đó cả các nội dung về bản vẽ, chi tiết máy, mối ghép, cơ cấu truyền động cơ… là những gì mà sinh viên ngành công nghệ chế biến lâm sản phải học.
- Cơ học lý thuyết
Nội dung bao gồm: Tĩnh học vật rắn. lý thuyết về hệ lực, nội dung ma sát,trọng tâm của vật rắn,động học vật rắn, động học điểm. Và các chuyển động cơ bản của vật rắn,chuyển động song phẳng, động lực học. Định luật Newton và phương trình vi phân chuyển động. Và các định lý cơ bản của động lực học vật rắn.
- Sức bền vật liệu
Nội dung môn học sức bền vật liệu bao gồm nội lực và ứng suất, các khái niệm, mô men tĩnh,mô men quán tính và các trạng thái chịu lực đơn,sức chịu phức tạp. Kỹ thuật điện và điện tử
Nội dung môn học này bao gồm: Kỹ thuật điện, khái niệm cơ bản về từ và mạch điện, các hệ thống điện tử điển hình,kỹ thuật xung số, phân tích hệ thống điện từ, đo lường và điều khiển trong kỹ thuật điện…
- Nguyên lý và chi tiết máy
Cấu trúc cơ cấu, phân tích động học và động lực học cơ cấu,cơ cấu phẳng toàn khớp thấp, truyền động ma sát,truyền động bánh răng…. Đây là những nội dung mà sinh viên cần phải nắm rõ khi học ngành công nghệ chế biến lâm sản.
- Nhiệt kỹ thuật
Khái niệm cơ bản về chất tải nhiệt, nhiệt động khí và hơi,dẫn nhiệt và trao đổi nhiệt đối lưu và các nội dung trao đổi nhiệt bằng bức xạ,truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
- Khoa học gỗ
Nội dung khoa học gỗ bao gồm: Tên gọi. Cấu tạo gỗ. Cấu tạo thô đại. Cấu tạo siêu hiển vi. Tính chất vật lý, tính chất cơ học của gỗ. Khuyết tật gỗ. Khả năng gia công chế biến. Phân loại và định hướng sử dụng. Cấu tạo, tính chất và sử dụng tre, nứa, song mây. Đây là những nội dung mà môn học khoa học gỗ trang bị cho sinh viên ngành công nghệ chế biến lâm sản.
- Nguyên lý cắt gọt gỗ và vật liệu gỗ
Sinh viên cần nắm vững các nội dung: Khái niệm về cắt gọt gỗ và vật liệu gỗ. Cắt gọt cơ bản. Động học và động lực học và quá trình biến dạng phoi trong cắt gọt cơ bản. Cắt gọt chuyên dùng. Bào và lạng gỗ. Tiện và bóc gỗ. Cưa xẻ gỗ. Phay gỗ. Mài, đánh nhẵn và đánh bóng. Một số dạng cắt gọt đặc biệt khác. Cắt gọt gỗ nhân tạo. Cắt gọt tre nứa…. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu để sau khi ra trường phục vụ cho công việc chế biến lâm sản, trong ngành lâm sản…
- Máy và thiết bị chế biến lâm sản
Những vấn đề chung về máy và thiết bị gia công chế biến lâm sản là kiến thức cơ bản của môn học mang lại. Ngoài ra sinh viên cần nắm rõ: Cơ cấu chuyển động chính, chuyển động ăn dao và chuyển động bổ trợ trong máy và thiết bị gia công chế biến lâm sản. Và rất nhiều những kiến thức cụ thể khác để trang bị kiến thức phục vụ cho ngành chế biến lâm sản một cách an toàn sau khi ra trường.
Lời kết, thông qua đây các bạn hiểu rõ hơn ngành công nghệ chế biến lâm sản học những môn gì. Hãy lên kế hoạch để học tập tốt từng môn trong chương trình đào tạo ngành mình lựa chọn. Chúc các bạn đạt được những kết quả tốt nhất!
Discussion about this post