Bạn là người thích viết lách, am hiểu sâu rộng và có kỹ năng giao tiếp tốt thì báo chí chính là con đường bạn nên theo đuổi. Để giúp thí sinh hiểu rõ hơn về ngành báo chí, chương trình đào tạo Ngành Báo chí, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân Ngành Báo chí có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ để nghiên cứu, giảng dạy về chuyên ngành, có năng lực tham mưu, tư vấn, tác nghiệp, đồng thời có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các cơ quan truyền thông đại chúng và có phẩm chất hành nghề báo chí truyền thông.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Sinh viên theo học chương trình đào tạo Ngành Báo chí sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên môn như tư duy, suy luận logic, kỹ năng khoa học thực tiễn trong vấn đề tham mưu, khuynh hướng vận động và phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, quản lý cơ quan báo chí một cách hiệu quả…. Ngoài ra sinh viên còn biết được trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp cùng thái độ làm việc nghiêm túc, chỉn chu. Sau đây là khung chương trình đào tạo Ngành Báo chí Trường Học viện Báo chí và tuyên truyền:
Khối kiến thức giáo dục đại cương | |
Khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Khoa học xã hội và nhân văn | |
Bắt buộc | |
6 | Pháp luật đại cương |
7 | Chính trị học đại cương |
8 | Kinh tế học đại cương |
9 | Quan hệ quốc tế đại cương |
Tự chọn (Chọn 6 trong 28 tín chỉ dưới đây) | |
10 | Xã hội học đại cương |
11 | Địa chính trị thế giới |
12 | Logic hình thức |
13 | Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn |
14 | Tiếng Việt thực hành |
15 | Nguyên lý quản lý kinh tế |
16 | Xây dựng Đảng |
17 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
18 | Chuyên đề văn học Việt nam và thế giới |
19 | Ngôn ngữ học đại cương |
20 | Lịch sử văn minh thế giới |
21 | Tâm lý học xã hội |
22 | Lý luận văn học |
23 | Môi trường và phát triển |
Toán và khoa học tự nhiên | |
24 | Tin học ứng dụng |
Ngoại ngữ | |
25 | Tiếng Anh học phần 1 |
26 | Tiếng Anh học phần 2 |
27 | Tiếng Anh học phần 3 |
28 | Tiếng Anh học phần 4 |
29 | Tiếng Trung học phần 1 |
30 | Tiếng Trung học phần 2 |
31 | Tiếng Trung học phần 3 |
32 | Tiếng Trung học phần 4 |
Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng (theo quy định) | |
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |
Kiến thức cơ sở ngành | |
Bắt buộc | |
33 | Lý thuyết truyền thông |
34 | Luật pháp và đạo đức báo chí |
Tự chọn (Chọn 6 trong 21 tín chỉ dưới đây) | |
35 | Lịch sử báo chí |
36 | Xã hội học báo chí |
37 | Tâm lý học báo chí – truyền thông |
38 | Quan hệ công chúng |
39 | Truyền thông xã hội và mạng xã hội |
40 | Văn hoá truyền thông |
41 | Truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại |
Kiến thức ngành (bắt buộc) | |
42 | Cơ sở lý luận báo chí |
43 | Ngôn ngữ báo chí |
44 | Lao động nhà báo |
45 | Công chúng báo chí |
46 | Tác phẩm báo in |
47 | Tác phẩm báo phát thanh |
48 | Tác phẩm báo truyền hình |
49 | Tác phẩm báo mạng điện tử |
Kiến thức chuyên ngành | |
Chuyên ngành Báo in | |
Bắt buộc | |
50 | Ảnh báo chí |
51 | Nhật báo và tuần báo |
52 | Tạp chí |
53 | Ấn phẩm báo chí chuyên biệt |
54 | Dự án báo chí và các sản phẩm truyền thông |
Kiến thức bổ trợ | |
Bắt buộc | |
55 | Kỹ thuật và công nghệ truyền thông số |
Tự chọn (Chọn 6 trong 24 tín chỉ ) | |
56 | Báo chí về chính trị – xã hội |
57 | Báo chí về kinh tế và an sinh xã hội |
58 | Báo chí về khoa học và giáo dục |
59 | Báo chí về an ninh quốc phòng |
60 | Báo chí về văn hóa và nghệ thuật |
61 | Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu |
62 | Báo chí về thể thao và giải trí |
63 | Báo chí về tôn giáo – dân tộc – nhân quyền |
Thực tế, thực tập và sản phẩm tốt nghiệp | |
64 | Thực tế chính trị – xã hội |
65 | Thực tập nghiệp vụ (năm ba) |
66 | Thực tập tốt nghiệp (năm tư) |
67 | Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp/Dự án tốt nghiệp |
Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Báo chí, đảm bảo chất lượng đầu ra tốt cho sinh viên. Và để theo học ngành này thí sinh hãy tham khảo danh sách trường đào tạo Ngành Báo chí trong cả nước. Bên cạnh đó cần tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh của các trường, phương thức xét tuyển, điểm trúng tuyển ở các năm gần đây để lựa chọn trường phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế gia đình.
Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp thí sinh trả lời câu hỏi chương trình đào tạo Ngành Báo chí và các môn học phải hoàn thành trong quá trình theo đuổi ngành học này. Từ đó bạn hãy lên kế hoạch và phương pháp học tập rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Chúc các bạn thành công và đạt kết quả cao.
Discussion about this post