Ngành Bảo vệ thực vật đang là một ngành chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Do đó nhiều trường đại học mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo ngành này. Chúng ta cùng tìm hiểu ngành này thông qua bài viết cụ thể dưới đây nhé!
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành bảo vệ thực vật nhằm đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng bảo vệ thực vật đồng thời có một thái độ làm việc nghiêm túc, có đủ sức khỏe, có khả năng hợp tác và quản lý sản xuất…
Mục tiêu cụ thể
Trang bị kiến thức, kỹ năng phát hiện và khả năng nghiên cứu, ngăn chặn sự lây lan, xâm lấn tác nhân gây hại thực vật để bảo vệ tài nguyên. Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, giữ gìn sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới bền vững của Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo mỗi ngành đều do Bộ giáo dục quy định chung. Song ngành bảo vệ thực vật đào tạo ở mỗi trường sẽ có sự thay đổi nho nhỏ để phù hợp với chương trình chung của toàn trường. Bài viết này Trang tuyển sinh sẽ giới thiệu tới các bạn Khung chương trình đào tạo ngành bảo vệ thực vật – Trường đại học Nông lâm – Thành phố Hồ Chí Minh nhé:
Xem chi tiết mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết: TẠI ĐÂY
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN CHI TIẾT
- Hóa sinh đại cương
Nội dung môn học này bao gồm: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbohydrate, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.
- Côn trùng học đại cương
Nội dung tập trung chủ yếu của môn côn trùng học đại cương: tập trung vào đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại, cấu tạo và sự hoạt động của các bộ máy bên trong, các đặc tính sinh sản, sinh trưởng phát triển và tập tính sinh sống của côn trùng; biến động số lượng của côn trùng trong tự nhiên trong mối quan hệ với các yếu tố vô sinh, hữu sinh, các hoạt động kinh tế của con người làm cơ sở cho việc phòng chống các loài có hại đồng thời bảo vệ và khai thác những loài có ích trong nông nghiệp và trong các hệ sinh thái tự nhiên.
- Vi sinh vật đại cương
Nội dung chủ yếu: tập trung vào những khái niệm cơ bản về vi sinh vật, cơ chế hoạt động và vai trò của vi sinh vật trong các hoạt động sống; đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như hoạt động sống; một số nhóm vi sinh vật chủ yếu, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, và, chế biến và bảo quản sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp.
- Sinh lý thực vật
Nội dung môn sinh lý thực vật: tập trung vào các khái niệm cơ bản và quá trình sinh lý tế bào và phân tử thực vật; dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước, quang hợp, hô hấp và điều hòa hoóc môn; quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong mối quan hệ với môi trường. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức để nhằm giải quyết thực tiễn trong ngành bảo vệ thực vật.
- Động vật hại nông nghiệp
Nội dung động vật hại nông nghiệp: tập trung vào nhóm động vật gây hại trong sản xuất nông nghiệp; vị trí phân loại, phân bố, tập tính sinh sống, gây hại, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng chống đối với một số nhóm động vật gây hại nông nghiệp ngoài côn trùng. Sau khi ra trường sinh viên có kiến thức chuyên sâu để giải quyết công việc thực tiễn trong ngành bảo vệ thực vật, nông nghiệp.
- Bệnh cây đại cương
Bênh cây đại cương bao gồm các nội dung: tập trung vào những nguyên lý cơ bản, quan trọng trong lĩnh vực bệnh cây bao gồm: triệu chứng bệnh, các nhóm tác nhân gây bệnh, cách giám định bệnh cây, sự phân bố, cách lây lan, xâm nhập, lưu tồn và gây hại của mầm bệnh, sinh lý của cây mắc bệnh… Và rất nhiều kiến thức khác trang bị kiến thức cho sinh viên nhưng kiến thức thực tiễn.
- Côn trùng chuyên khoa
Nội dung môn côn trùng chuyên khoa: trình bày những đặc điểm gây hại, mức độ gây hại, phân bố, hình thái, sinh vật học sinh thái học của những loài sâu hại chủ yếu trên cây trồng nông nghiệp; phương hướng, nguyên tắc và biện pháp phòng chống sâu hại cây trồng…
- Bệnh cây chuyên khoa
Nội dung bộ môn bệnh chuyên khoa: tập trung vào các loại bệnh cây, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tác hại, phytoplasma, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và các nguyên nhân gây bệnh khác kể cả bệnh do môi trường gây nên,quy luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ đối với từng bệnh hại do virus, viroit…
- Dịch tễ học bảo vệ thực vật
Nội dung dịch tễ học bảo vệ thực vật gồm: Nghiên cứu các yếu tố dẫn đến sự hình thành dịch sâu bệnh hại cây trồng, tần suất xuất hiện, cách thức lan rộng, diễn thế của dịch và các biện pháp ngăn ngừa;đặc điểm phát triển của dịch, dự tính dự báo và kiểm soát dịch, các yếu tố hình thành dịch như thời tiết, cây trồng, thiên địch; tần suất xuất hiện dịch và nguyên nhân;
Như vậy, ngành bảo vệ thực vật học những môn gì thì thông qua bài viết này các bạn đã có thể tự mình giải đáp được. Chúng tôi hy vọng các bạn biết cách lập kế hoạch, mục tiêu để đạt những kết quả tốt nhất trong quá trình theo đuổi đam mê của mình!
Discussion about this post