Văn hóa các dân tộc thiểu số là tài sản góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, do vậy rất cần được nghiên cứu và bảo tồn. Hiện nay ở một số trường đại học chương trình đào tạo Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam được mở ra nhằm đào tạo cho sinh viên hiểu một cách chuyên sâu hiểu hơn giá trị nét đẹp của nền văn hóa dân tộc nói chung và nền văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng, chi tiết được chúng tôi cập nhật bài viết dưới đây.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Với Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam mục tiêu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam để nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số.
Mục tiêu cụ thể
– Có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức và nếp sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
– Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, đặc điểm phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam cùng phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.
– Có khả năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam và phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Văn hóa các Dân tộc Thiểu số Việt Nam giúp trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nhằm nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số của Việt Nam. Vậy đâu là môn học Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam thí sinh phải hoàn thành trong quá trình theo học ở trường?Dưới đây là các môn học đào tạo cụ thể:
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin | 8 | Mỹ học đại cương |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 | Văn hóa học đại cương |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 10 | Tâm lý học đại cương |
4 | Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam | 11 | Phương pháp nghiên cứu khoa học |
5 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 12 | Xã hội học đại cương |
6 | Ngoại ngữ | 13 | Giáo dục thể chất |
7 | Tin học đại cương | 14 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
| Kiến thức cơ sở ngành |
|
|
1 | Dân tộc học đại cương | 6 | Múa đại cương |
2 | Địa văn hóa các dân tộc Việt Nam | 7 | Mỹ thuật học đại cương |
3 | Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam | 8 | Tôn giáo và tín ngưỡng |
4 | Âm nhạc học đại cương | 9 | Văn hóa dân gian |
5 | Sân khấu học đại cương | 10 | Văn hóa gia đình |
| Kiến thức ngành |
|
|
1 | Phương pháp điền dã dân tộc học | 6 | Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số |
2 | Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ | 7 | Công tác dân vận |
3 | Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung bộ và Tây Nguyên | 8 | Tổ chức và quản lý hoạt động du lịch |
4 | Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ | 9 | Xây dựng và quản lý các dự án văn hóa |
5 | Quản lý nhà nước về Văn hóa |
|
|
| Thực tập nghề nghiệp |
|
|
| Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp |
|
|
Theo Trường Đại học Văn hóa TP.HCM
Căn cứ vào tin tức tuyển sinh mới nhất, hiện nay Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam chỉ có 3 trường đào tạo trải dài ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mặc dù là ngành mới ít người biết đến và không có quá nhiều trường đào tạo nhưng chắc chắn đây sẽ là ngành được đánh giá cao, nếu bạn yêu thích chuyên ngành này thì hoàn toàn có thể đăng kí xét tuyển. Cụ thể các trường đào tạo Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu Việt Nam:
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Văn hóa Tp Hồ Chí Minh
- Đại học Trà Vinh
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Phương pháp điền dã dân tộc học
Ở học phần sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về quy trình thu thập, phân loại, thẩm định, đánh giá tư liệu điền dã; kỹ thuật phỏng vấn, kiêng kỵ và tiếp cận của người dân tộc thiểu số; sử dụng các chương trình xử lý số liệu, xây dựng phương án và báo cáo điền dã.
Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ
Là môn học giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ trong mối quan hệ với những tiền đề văn hóa xã hội của khu vực, bao gồm: phương thức mưu sinh, chữ viết, văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán cũng như sự biến đổi và giao lưu văn hóa vùng, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và văn hóa của người Kinh, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc bộ cụ thể vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung Bộ và Tây Nguyên
Môn học cung cấp kiến thức về văn hóa các dân tộc vùng Trung bộ và Tây Nguyên gắn với các điều kiện môi trường địa lý đặc thù và mối quan hệ gắn bó giữa các tộc người cũng như sự khác biệt của từng nhóm văn hóa, trọng tâm chính là vùng Trung, Nam Trung bộ và Trường Sơn – Tây Nguyên.
Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ
Học phần giúp trang bị kiến cơ bản cho học sinh về văn hóa dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ gắn liền với điều kiện môi trường, địa lý đặc thù Nam bộ như đồng bằng, kênh rạch, sông, biển, với hai mùa: mưa và khô; những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ: văn hóa chùa và văn hóa kênh rạch, sông, nước, biển.
Quản lý nhà nước về Văn hóa
Nội dung của học phần khái quát cơ bản nhất về khoa học quản lý, lược sử công tác quản lý văn hóa và quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý văn hóa trên các lĩnh vực hoạt động và những văn bản qui định khác. Đây là học phần cơ bản xác định nguyên tắc và công việc của người quản lý văn hóa tại cơ sở.
Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số
Ở môn học này học sinh sẽ biết được các các tiêu chí phân qui mô sự kiện, tính chất sự kiện, thời gian và đối tượng tổ chức sự kiện, những nguyên tắc, phương pháp tổ chức các loại sự kiện, kỹ năng của người triển khai, thực hiện và những điểm khác biệt trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ được hành cho các sự kiện tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số.
Công tác dân vận
Học phần này nội dung chủ yếu là cung cấp kiến thức về kỹ năng giao tiếp, khả năng vận động, thuyết phục và hòa giải, nghệ thuật diễn giảng và dẫn chương trình, xử lý tình huống giao tiếp, những vấn đề cần chú ý khi giao tiếp với cộng đồng dân tộc thiểu số.
Tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch
Môn học mang lại kiến thức về đặc thù của hoạt động du lịch và hoạt động du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguyên tắc và phương pháp thiết kế, tổ chức tuyến điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số; hướng dẫn và quản lý hoạt động của các điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số; hướng dẫn và quản lý hoạt động của các điểm du lịch; thực hành thiết kế các chương trình du lịch gắn với các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Xây dựng và quản lý dự án văn hóa
Học phần xoay quanh về những nguyên tắc và qui trình xây dựng dự án, hướng dẫn việc quản lý tiến độ, kiểm tra đánh giá hiệu quả dự án; thực hành xây dựng một số dự án văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.
Hi vọng thông qua bài viết trên học sinh đã biết được các môn học Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngay bây giờ hãy lên kế hoạch học tập và trang bị cho mình những phương pháp học tập cụ thể để đạt thành tích cao nhất trong suốt quá trình học tập nhé.
Discussion about this post