Theo thông tin tuyển sinh mới nhất năm học 2020 Ngành Sáng tác Văn học đang là ngành được bạn trẻ quan tâm nhất là các bạn trẻ có năng khiếu viết lách cũng như có niềm đam mê trở thành người viết chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải bạn nào cũng đều nắm được Khung chương trình đào tạo Ngành Sáng tác Văn học và trường đào tào Ngành Sáng tác Văn học chất lượng nhất hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được câu trả lời chính xác nhất nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
– Với sự có mặt của Ngành Sáng tác Văn học nhằm mục đích là đào tạo ra những cử nhân ngành sáng tác văn học, theo dõi và quản lý chuyên sâu hoạt động văn hóa, văn học, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Hướng đến việc trang bị cho sinh viên kiến thức, đáp ứng yêu cầu mang tính phổ cập của giáo dục đại học vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu về văn học Việt Nam và các nền văn học lớn trên thế giới và những kiến thức lý luận văn học.
– Kết thúc chương trình học tập sinh viên phải có khả năng thẩm định giá trị của các tác phẩm văn chương cùng những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu và phê bình văn học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Giống như các ngành đào tạo khác, Chương trình đào tạo Ngành Sáng tác Văn học trong suốt quá trình học sinh viên cần phải trải qua các môn học đại cương và cơ sở ngành, khối ngành. Dưới đây là các môn học Ngành Sáng tạo Văn học:
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Triết học Mác – Lênin | 7 | Giáo dục thể chất |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 8 | Giáo dục Quốc phòng |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 9 | Phương pháp nghiên cứu khoa học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 10 | Tin học |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 11 | Thống kê xã hội |
6 | Ngoại ngữ | 12 | Môi trường và con người |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
a. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành | |||
1 | Lôgic học đại cương | 4 | Hán văn cơ sở |
2 | Xã hội học đại cương | 5 | Chữ nôm |
3 | Cơ sở văn hoá Việt Nam | 6 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
b. Kiến thức ngành | |||
1 | Nguyên lý lý luận văn học | 8 | Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 |
2 | Tác phẩm văn học và thể loại văn học | 9 | Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 |
3 | Tiến trình văn học | 10 | Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay |
4 | Văn học dân gian Việt Nam | 11 | Văn học Trung Quốc |
5 | Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII | 12 | Văn học Pháp |
6 | Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX | 13 | Văn học Nga |
7 | Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930 |
|
|
Theo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Về khối ngành Sáng tác Văn học, ở nước ta hiện nay chỉ duy nhất một trường đào tạo ngành Sáng tác văn học đó là trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Do vậy thí sinh có đam mê viết lách, sáng tác văn học thì hãy đăng kí tuyển sinh vào trường để được hướng dẫn đào tạo một cách chuyên sâu và bài bản nhất.
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Nguyên lý lý luận văn học
Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn học, những nguyên lý tổng quát và nội hàm các khái niệm của lý luận văn học, đồng thời rèn luyện kỹ năng phát hiện các vấn đề trong đời sống văn học, đánh giá đúng các hiện tượng văn chương.
Tác phẩm văn học và thể loại văn học
Nội dung của môn học xoay quay kiến thức lý luận về các phương thức biểu đạt chính của văn học, nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học và quan niệm về thể loại qua những thời đại lịch sử khác nhau. Đồng thời, cung cấp những kiến thức chuyên môn sâu về tác phẩm văn học với tư cách là một chính thể thẩm mỹ với các thành tố cấu thành cơ bản như chủ đề, đề tài, giọng điệu trong thơ trữ tình, vấn đề nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Những kiến thức lý luận nói trên là chìa khoá để sinh viên có khả năng phân tích, giải mã tác phẩm đúng và hay.
Tiến trình văn học
Nội dung của môn học tiến trình văn học nhằm mang đến kiến thức khái niệm, phạm trù về tiến trình văn học làm cơ sở tìm hiểu sự vận động, giao lưu, biến đổi của văn học trong quá trình lịch sử. Đặc biệt sẽ giúp các em sinh viên hình thành kỹ năng nhìn nhận văn học trong sự vận động và liên hệ lẫn nhau, bước đầu biết liên hệ, phân tích các mối quan hệ văn học trong tiến trình lịch sử.
Văn học dân gian Việt Nam
Đây là môn học khái quát nhất về khoa học nghiên cứu văn học – văn hoá dân gian để từ đó đi sâu vào thực tế văn học dân gian Việt Nam, đồng thời trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về thao tác thực tế điền dã, thao tác phân tích trực tiếp các tác phẩm văn học dân gian, khả năng nhận thức giá trị phản ánh, giá trị thẩm mỹ và quá trình lịch sử văn học dân gian.
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII
Ở môn học này sẽ cung cấp những kiến thức căn bản về văn học Việt Nam trong tám thế kỷ khởi đầu dưới ba triều đại Lý, Trần, Lê và ba thời kỳ phát triển chính: thế kỷ X-XIV, thế kỷ XV và thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XVIII gồm quá trình hình thành và những đặc điểm của từng thời kỳ, những ảnh hưởng Phật giáo dưới triều Lý, Trần và ảnh hưởng của Nho giáo dưới triều Lê, sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm.
Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX
Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX với hai thời kỳ phát triển chính: từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX và từ giữa đến cuối thế kỷ XIX.
Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930
Nội dung của môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là thời kỳ diễn ra bước chuyển giao giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc với hai quá trình diễn ra đồng thời: sự phân rã của văn học truyền thống sau những nỗ lực cách tân bất thành và sự lớn mạnh từng bước chiếm lĩnh văn đàn của bộ phận văn học sáng tác theo mô hình văn học thế giới.
Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945
Môn học có nội dung về những diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1932-1945, với những hiện tượng văn học như Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, khuynh hướng hiện thực và sự lớn mạnh của văn học yêu nước vô sản với các tác gia tiêu biểu.
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
Đây là môn học cung cấp kiến thức về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1945-1975, khi văn học vận động dưới sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến liên tiếp và kéo dài, những ảnh hưởng từ văn học Liên Xô (cũ), văn học Trung Quốc và văn học phương Tây đối với quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.
Văn học Việt Nam 1975 đến nay
Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những xu hướng, phong cách, thể loại, những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu và hạn chế văn học Việt Nam trong giai đoạn đất nước hoà bình, thống nhất, những triển vọng phát triển.
Như vậy thông qua bài viết trên hi vọng thí sinh đã có câu trả lời về các môn học Ngành sáng tác Văn học. Vì vậy hãy lên kế hoạch học tập cho riêng mình để đạt được kết quả cao trong quá học tập.
Discussion about this post