Là ngành khoa học mới so với nhiều ngành khoa học khác nên rất ít bạn học sinh biết đến, chính vì vậy để giúp các bạn hiểu biết hơn về ngành này hôm nay chúng tôi xin chia sẻ Khung chương trình đào tạo Ngành Tôn giáo học chi tiết cần vượt qua trong quá trình theo học, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
– Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng và những kiến thức cơ bản của các khoa học liên ngành gắn với tôn giáo học, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, tính tư tưởng, đạt trình độ hiểu biết căn bản về các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử và ở thời hiện đại.
– Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp nghiên cứu cơ bản, khoa học hiện đại; chú trọng gắn lý luận với thực tiễn, áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn; giúp nâng cao trình độ tư duy; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
– Về thái độ: Có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng. Có chính kiến và có khả năng thuyết phục mọi người. Nghiêm túc học tập, nghiên cứu và làm việc; có lối sống giản dị, lành mạnh. Giúp đỡ, đoàn kết, thân ái với mọi người.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Ngành Tôn giáo học sẽ cung cấp kiến thức có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng và khoa học với tôn giáo học, đảm bảo khi hoàn thành khóa học sẽ có sự hiểu biết nhất định về tôn giáo trong lịch sử và hiện đại. Dưới đây là các môn học Ngành tôn giáo học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để hiểu hơn về khung chương trình đào tạo của ngành này.
I | Khối kiến thức chung |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
Tiếng Đức cơ sở 1 | |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
Tiếng Đức cơ sở 2 | |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
Tiếng Đức cơ sở 3 | |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
12 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
13 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
14 | Lịch sử văn minh thế giới |
15 | Logic học đại cương |
16 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
17 | Tâm lý học đại cương |
18 | Xã hội học đại cương |
| Các học phần tự chọn |
19 | Kinh tế học đại cương |
20 | Môi trường và phát triển |
21 | Thống kê cho khoa học xã hội |
22 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
23 | Nhập môn Năng lực thông tin |
III | Kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
24 | Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam |
25 | Chính trị học đại cương |
26 | Thể chế chính trị thế giới |
27 | Tôn giáo học đại cương |
III.2 | Các học phần tự chọn |
28 | Báo chí truyền thông đại cương |
29 | Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam |
30 | Nhân học đại cương |
31 | Lịch sử triết học đại cương |
32 | Lịch sử Việt Nam đại cương |
33 | Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
34 | Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam |
35 | Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX về tôn giáo |
36 | Lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng |
37 | Triết học tôn giáo |
38 | Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
39 | Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam |
40 | Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay |
41 | Quan niệm ngoài mác xít về tôn giáo |
42 | Công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc chung cho các hướng chuyên ngành |
43 | Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam |
44 | Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại |
45 | Đạo Tin lành ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại |
46 | Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại |
47 | Lịch sử các tổ chức tôn giáo |
48 | Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo |
49 | Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam |
50 | Lịch sử nghệ thuật tôn giáo |
51 | Tôn giáo học so sánh |
V.2 | Các học phần hướng chuyên ngành |
V.2.1 | Hướng chuyên ngành Văn hóa tôn giáo |
V.2.1.1 | Các học phần bắt buộc |
52 | Văn học nghệ thuât và Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo |
53 | Biểu tượng tôn giáo – Cơ sở của văn hóa |
54 | Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo |
V.2.1.2 | Các học phần tự chọn |
55 | Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của Mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc |
56 | Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay |
57 | Hán Nôm và thư pháp trong tôn giáo |
58 | Phê bình học tôn giáo |
59 | Văn hóa tín ngưỡng vùng Tây Nam bộ |
V.2.2 | Hướng chuyên ngành Quản lý và công tác tôn giáo |
V.2.2.1 | Các học phần bắt buộc |
60 | Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo |
61 | Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và giáo hội học tôn giáo |
V.2.2.2 | Các học phần tự chọn |
62 | Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo |
63 | Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp |
64 | Báo chí và truyền thông của tôn giáo |
65 | Công tác từ thiện xã hội và giáo dục đào tạo trong tôn giáo |
V.2.3 | Hướng chuyên ngành Tôn giáo và tín ngưỡng bản địa |
V.2.3.1 | Các học phần bắt buộc |
66 | Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa 54 dân tộc Việt Nam và lễ tục vòng đời |
67 | Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa một số quốc gia trên thế giới và Đông Nam Á |
V.2.3.2 | Các học phần tự chọn |
68 | Thần học tôn giáo |
69 | Lịch sử các học thuyết tôn giáo |
70 | Địa lý và sinh thái học tôn giáo |
71 | Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam |
72 | Phật giáo Nam tông khmer: Lịch sử và hiện tại |
V.3 | Thực tập và khóa luận tốt nghiệp |
73 | Thực tập |
74 | Thực tập tốt nghiệp |
75 | Khoá luận tốt nghiệp |
| Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp |
76 | Tôn giáo, Tín ngưỡng: những vấn đề lý luận và thực tiễn |
77 | Tôn giáo, tín ngưỡng: Lịch sử và hiện tại |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đặc biệt Ngành Tôn giáo học là một ngành mới chưa được phổ biến như một số ngành khoa học khác, do vậy hiện chỉ có duy nhất một trường đào tạo Ngành Tôn giáo học tại Hà Nôi đó là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc dù ít trường đào tạo nhưng nếu có đam mê và yêu thích bạn có thể tham gia đào tạo và nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyên đào tạo Thạc sĩ ngành Tôn giáo học.
Như vậy trangtuyensinh.com.vn đã phần nào giúp các bạn học sinh hiểu hơn về Chương trình đào tạo Ngành ngôn ngữ học. Ngoài ra đừng quên cập nhật thông tin tuyển sinh thường xuyên để nắm được những đổi mới trong quá trình tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020. Chúc cá bạn thành công và đạt kết quả cao như mong đợi.
Discussion about this post