Sự bùng nổ của cách mạng 4.0 hiện nay đã khiến cho các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các bạn trẻ, trong đó bao gồm cả ngành Khoa học máy tính. Chắc chắn những bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính sẽ có một tương lai vô cùng rộng mở.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Ngành Khoa học máy tính có tên tiếng Anh là Computer Science. Đây chính là ngành chuyên nghiên cứu về các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.
Ngành Khoa học máy tính được xem là cầu nối để chúng ta có thể tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin.
Hiểu theo một cách đơn giản thì khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán.
Ngành Khoa học máy tính chuyên nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh. Sinh viên ngành Khoa học máy tính được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm.
HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH RA LÀM GÌ?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận những vị trí công việc như:
- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
- Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận một số công việc khác như Lập trình viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án hay kiến trúc sư, kỹ sư hệ thống thiết kế, kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm…
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mức lương ngành Khoa học máy tính hiện nay vô cùng hấp dẫn và nó sẽ phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu.
NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH THI KHỐI NÀO?
– Mã ngành Khoa học máy tính: 7480101
– Ngành Khoa học máy tính xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- C14: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
>>> Xem thêm: Các khối thi đại học trong kỳ thi THPT
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Nếu các bạn đang quan tâm ngành Khoa học máy tính học trường nào? thì dưới đây là danh sách các trường đại học trên cả nước tuyển sinh và đào tạo ngành khoa học máy tính, các bạn có thể click vào tên từng trường để tìm hiểu thông tin tuyển sinh chi tiết hơn.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Hạ Long
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thăng Long
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học FPT
- Đại học Thành Tây
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính năm 2020 tại các cơ sở đào tạo dao động trong khoảng 16 – 26.5 điểm theo phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia. Xem điểm chuẩn các trường đại học 2020
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Nếu muốn theo học và làm việc liên quan tới ngành Khoa học máy tính, các bạn sẽ cần phải có một số tốt chất sau đây:
- Có khả năng làm việc nhóm;
- Có khả năng ngoại ngữ tốt;
- Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
- Chính xác và thận trọng trong công việc;
- Nhanh nhẹn , nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
- Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
- Đam mê với công nghệ, phần mềm;
- Chịu được áp lực công việc tốt.
Trên đây là một số thông tin về ngành Khoa học máy tính. Các bạn cân nhắc xem mình có nên học ngành khoa học máy tính hay không nhé. Hy vọng những thông tin mà trang Tin Tuyển Sinh chia sẻ sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về ngành học này và đưa ra định hướng cho tương lai của bản thân.
Discussion about this post