Mùa tuyển sinh đến gần nhưng không ít các bạn học sinh đang đau đầu về vấn đề chọn ngành, nghề. Và một trong những ngành học được nhiều bạn lựa chọn đó là Đông Nam Á học, vậy bạn đã hiểu về chương trình đào tạo Ngành Đông Nam Á học, học chuyên ngành này ở đâu uy tín. Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân ngành Đông Nam Á học có kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn cùng hệ thống kiến thức chuyên sâu, hiện đại và cập nhật liên tục về Đông Nam Á học trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế trong khu vực và những vấn đề liên quan đến Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Ngành Đông Nam Á học do Bộ giáo dục và Đào tạo thiết kế. Với khung chương trình đó sinh viên sẽ được tiếp cận những kiến thức về khoa học, xã hội như: địa lý, lịch sử hình thành và phát triển, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, tôn giáo, lối sống và bản sắc dân tộc của Đông Nam Á. Bên cạnh đó còn có thể nắm vững các phương pháp nghiên cứu, định lượng, phương pháp nghiên cứu thực địa để giúp phân tích, nhận diện nền văn hóa, kinh tế, chính trị khu vực Đông Nam Á.
I | Khối kiến thức chung |
| Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
| Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
| Tư tưởng Hồ Chí Minh |
| Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
| Tin học cơ sở 2 |
| Ngoại ngữ cơ sở 1 |
| Tiếng Anh cơ sở 1 |
| Ngoại ngữ cơ sở 2 |
| Tiếng Anh cơ sở 2 |
| Ngoại ngữ cơ sở 3 |
| Tiếng Anh cơ sở 3 |
| Giáo dục thể chất |
| Giáo dục quốc phòng – an ninh |
| Kĩ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
| Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
| Cơ sở văn hóa Việt Nam |
| Lịch sử văn minh thế giới |
| Logic học đại cương |
| Nhà nước và pháp luật đại cương |
| Tâm lí học đại cương |
| Xã hội học đại cương |
II.2 | Các học phần tự chọn |
| Kinh tế học đại cương |
| Môi trường và phát triển |
| Thống kê cho khoa học xã hội |
| Thực hành văn bản tiếng Việt |
| Nhập môn Năng lực thông tin |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
| Khu vực học đại cương |
| Lịch sử – văn hóa và tư tưởng phương Đông |
| Phát triển kinh tế Đông Á |
III.2 | Các học phần tự chọn |
| Nhập môn quan hệ quốc tế |
| Nhập môn Quản trị văn phòng |
| Nghiệp vụ báo chí |
| Nghiệp vụ du lịch |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV. 1. | Các học phần bắt buộc |
| Nhập môn Đông Nam Á học |
| Lịch sử Đông Nam Á |
| Văn hóa Đông Nam Á |
| Địa lí nhân văn và kinh tế Đông Nam Á |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
| Thể chế chính trị các nước Đông Nam Á |
| Các dân tộc ở Đông Nam Á |
| Tôn giáo ở Đông Nam Á |
| Văn học nghệ thuật ở các nước Đông Nam Á |
| Người Hoa ở Đông Nam Á |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Ngoại ngữ chuyên ngành |
V.1.1 | Bắt buộc (Tiếng Anh chuyên ngành) |
| Tiếng Anh chuyên ngành – Văn hóa Đông Nam Á |
| Tiếng Anh chuyên ngành – Chính trị – Xã hội Đông Nam Á |
| Tiếng Anh chuyên ngành – Kinh tế Đông Nam Á |
| Tiếng Anh chuyên ngành – Lịch sử Đông Nam Á |
V.1.2 | Tự chọn (Tiếng bản địa trong khu vực) |
| Tiếng Thái sơ cấp 1 |
| Tiếng Thái sơ cấp 2 |
| Tiếng Indonesia sơ cấp 1 |
| Tiếng Indonesia sơ cấp 2 |
V.2 | Các học phần hướng chuyên ngành |
V.2.1 | Các học phần bắt buộc |
| ASEAN và các quan hệ quốc tế |
| Cộng đồng ASEAN |
| Di cư và di chuyển lao động ở các nước ASEAN |
| Biển và kinh tế biển ở các nước ASEAN |
V.2.2 | Các học phần tự chọn |
| Phát triển du lịch ở các nước ASEAN |
| Báo chí truyền thông ở ASEAN |
| Lịch sử văn hóa xã hội Lào |
| Lịch sử văn hóa xã hội Campuchia |
| Lịch sử văn hóa xã hội Thái Lan |
| Lịch sử văn hóa xã hội Indonesia |
| Lịch sử văn hóa xã hội Malaysia và Singapore |
| Lịch sử văn hóa xã hội Philippines |
V.3 | Niên luận, thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
| Niên luận |
| Thực tập, thực tế |
| Khóa luận tốt nghiệp |
| Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
| Một số vấn đề thách thức của Đông Nam Á đương đại |
| Cơ hội và tiềm năng năng phát triển của khu vực Đông Nam Á trong thời kì hội nhập khu vực |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đối với những bạn yêu thích ngành học này bên cạnh nắm vững khung chương trình đào tạo ngành Đông Nam Á học thì trường đào tạo chuẩn, uy tín cũng được quan tâm. Thực tế hiện nay ngành học này chưa thực sự phát triển nên chưa có nhiều trường giảng dạy, do vậy nếu bạn đam mê theo học có thể đăng ký tuyển sinh vào một trong 2 trường đào tạo Ngành Đông Nam Á học sau: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Mở TP.HCM.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây thì bạn đã hiểu các môn học ngành Đông Nam Á học và trường đại học đào tạo. Và đừng quên cập nhật các thông tin tuyển sinh của ngành học khác cũng như những thay đổi trong quy chế tuyển sinh trên trangtuyensinh.com.vn nhé.
Discussion about this post