Lần đầu tiên sống xa nhà, tân sinh viên được quản lý số tiền lớn trong tay, không ít bạn đã nhanh chóng rơi vào cảnh “thiếu trước hụt sau” vì chi tiêu không có kế hoạch.
CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM XÉT TUYỂN BỔ SUNG VỚI NHIỀU HỌC BỔNG HẤP DẪN
Cả thế giớ mới mở ra trước mắt với bạn Tân sinh viên Đặng Minh Ngọc (Nam Trực, Nam Định) – sinh viên ĐH KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội. Từ quê lên Hà Nội, Ngọc bắt đầu phải sống cuộc sống tự lập, cuộc sống thủ đô quá hào nhoáng và sôi động với bạt ngàn những thứ muốn mua, muốn sở hữu.
Vì hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả nhưng vẫn được ông bà, chú bác, cô dù góp vào thưởng cho 5 triệu vì là “con đầu cháu sớm” đỗ đại học nên số tiền thưởng 5 triệu là số tiền khá lớn với em và gia đình.
Tân sinh viên lần đầu xa nhà: Cái gì em cũng muốn mua…..Lần đầu tiên cầm trong tay số tiền lớn lại không phải chịu sự quản lý từ bố mẹ, Ngọc cảm thấy rất phấn chấn. Được bạn bè rủ đi chơi phố ngắm nghĩa, mua sắm, Ngọc cũng không thể cưỡng lại sự ham muốn sở hữu những món đồ hấp dẫn, bắt mắt được bày bán khắp nơi: Quần áo, váy vóc, mỹ phẩm… không chỉ mua sắm mạnh tay, Ngọc còn “xông xênh” trong việc chi tiền liên hoan, xem phim, ngồi cà phê cùng với bạn bè.
Số tiền đáng ra sẽ đủ chi tiêu trong 2 tháng thì chỉ sau 3 tuần Ngọc đã tiêu hết sạch. Ban đầu Ngọc không dám gọi điện cho bố mẹ để xin tiền mà vay mỗi người một ít để sống “lay lắt” chờ tháng tới ngày bố mẹ gửi tiền. Tuy nhiên thời gian 2 tháng có lẽ quá dài với việc vay đi vay lại, Ngọc đành gọi điện về cầu cứu bố mẹ. Nghe tiếng thở dài của bố mẹ, cô tự trách bản thân thật nhiều.
Click xem 10 điều lưu ý dành cho tân sinh viên mới lên thành phố cần để giữ an toàn trước kẻ xấu
Không giống như Ngọc, bạn Vũ Thị Lụa (khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) ngay từ đầu đã có nguyên tắc chi tiêu tài chính rất rõ ràng: Cái gì thật cần thiết mới mua, không chi tiêu linh tinh.
“Ở ký túc xá nên em tiết kiệm được chi phí cho việc ở khá lớn. Những ngày đầu mới nhập học, vừa có thẻ sinh viên, em lập tức làm vé tháng xe buýt để việc đi lại không tốn kém. Em cũng quy định cho mình chi tiền ăn 50.000 đồng/ngày. Em không chạy đua theo thời trang nên không bị sa đà vào việc mua quần áo hay mĩ phẩm. Em chỉ mua những đồ phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Không phải đồ thiết yếu nhưng em luôn dành một khoản tiền để mua sách”, Lụa chia sẻ.
Cũng vì luôn nghĩ đến việc bố mẹ ở nhà phải chu cấp cho mình hàng tháng, nuôi em ăn học trong khi thu nhập của cả nhà không cao, Lụa không bao giờ “vung tay quá trán”.
“2 triệu tiền chi tiêu của em, cộng với tiền học phí, tiền ở ký túc xá… là số tiền không nhỏ mà bố mẹ phải chắt chiu cho em ăn học. Năm thứ nhất, phải làm quen với môi trường mới, với cách học mới nên em sẽ chú tâm vào học. Sau này, nếu nhu cầu chi tiêu cao hơn, em sẽ đi làm thêm để tự trang trải cho mình chứ không xin bố mẹ”, Lụa cho biết.
Cũng giống như câu chuyện năm ngoái của Ngọc, nhiều bạn tân sinh viên do chưa biết chi tiêu quản lý nên đã dính túi vì “tiền bố mẹ gửi bao nhiêu cũng ít”, “có nhiều tiền nhưng chi tiêu chẳng đâu vào đâu”. Bởi các bạn không phân biệt rõ “cần” và “thích” trong khi mua sắm.
“Các bạn cần hiểu cái mình thật sự cần khi còn là sinh viên cũng như thói quen ghi lại các khoản chi sẽ giúp các bạn rút ra kinh nghiệm chi tiêu hợp lý hàng tháng”, Lụa đưa ra lời khuyên.
Để tránh tình trạng “no dồn, đói góp”, các bạn tân sinh viên nên biết tự chủ tài chính. Mỗi khi mua sắm thứ gì đó theo ý thích (không phải món đồ cần thiết) nên cẩn thận suy nghĩ cân nhắc lại, hãy nghĩ đến những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ. Chi tiêu hợp lý, tân sinh viên sẽ chủ động và thoải mái trong cuộc sống, dành thời gian chuyên tâm vào học hành, không phải đau đầu vì chuyện chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Ngoài ra Tân sinh viên cảnh giác với những chiêu trò cám dỗ để tránh những thiệt hại không đáng có!
Xem thêm:
Discussion about this post