Ngành Thanh nhạc chính là một ngành học rất phù hợp với những bạn trẻ có năng khiếu và đam mê về ca hát. Khi đăng ký theo học ngành Thanh nhạc, các bạn sẽ có cơ hội được học tập và rèn luyện trong một môi trường chuyên nghiệp, từ đó phát huy hết khả năng của bản thân.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THANH NHẠC
Ngành Thanh nhạc là ngành chuyên đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn; sau khi tốt nghiệp trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật.
Mục tiêu của ngành Thanh nhạc chính là đào tạo sinh viên có được những phẩm chất chính trị rõ ràng, theo đường lối của Đảng và nhà nước, có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
HỌC NGÀNH THANH NHẠC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Cơ hội việc làm ngành Thanh nhạc hiện nay vô cùng rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc tại những vị trí như:
- Làm việc tại các đài phát thanh truyền hình…
- Hướng dẫn, dàn dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng cho các đơn vị nghệ thuật quân đội, trung tâm văn hóa;
- Có cơ hội trở thành những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu;
- Làm việc tại các trung tâm văn hóa;
- Làm việc tại các nhà hát và nhạc viện;
- Làm việc tại các phòng thu âm;
- Mở phòng học thanh nhạc riêng;
- Dạy thanh nhạc tại các trung tâm dạy nhạc;
- Tham gia giảng dạy tại các trường từ cấp tiểu học lên tới đại học;
- Làm việc tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các Trung tâm văn hóa thành phố và các tỉnh, thành;
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH THANH NHẠC
Đối với những bạn trẻ có ý định theo đuổi ngành Thanh nhạc chắc chắn sẽ rất quan tâm tới mức lương ngành Thanh nhạc. Mức lương mà các bạn có thể nhận được sẽ khoảng 10 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, nếu như các bạn có thể đi hát tại các phòng trà, sự kiện, các chương trình ca nhạc, giải trí hoặc luyện thanh riêng cho các em, những học sinh có nhu cầu học thanh nhạc. Đối với những người làm ca sĩ, mức lương sẽ là cực khủng nếu bạn nổi tiếng và có nhiều người hâm mộ.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Thanh nhạc: 7210205
– Ngành Thanh nhạc xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH THANH NHẠC
Những bạn trẻ có mong muốn theo học ngành Thanh nhạc có thể đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
– Khu vực miền Trung:
- Học viện Âm nhạc Huế
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Lang
- Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
Điểm chuẩn ngành Thanh nhạc trong kỳ tuyển sinh năm 2020 dao động trong khoảng từ 15 – 24 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường đại học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THANH NHẠC
Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn thanh nhạc nói riêng; có kỹ thuật ca hát và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo. Sinh viên sẽ được học những môn học từ môn cơ sở đến môn chuyên ngành như những môn học sau: Lịch sử âm nhạc phương Tây I, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Phân tích tác phẩm âm nhạc, Kỹ thuật diễn viên, Ký – Xướng âm III…
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH THANH NHẠC
Khi theo học ngành Thanh nhạc hoặc bất kỳ một ngành nghệ thuật nào đó thì các bạn sẽ cần phải có năng khiếu, đam mê cùng với sự chăm chỉ. Cụ thể với ngành Thanh nhạc, các bạn sẽ cần phải có thêm những tố chất như:
- Ngoại ngữ tốt là một trong những điều kiện giúp bạn vươn lên trong nghề nghiệp.
- Có ngoại giao và tài ăn nói;
- Có sự cẩn trọng, tính chính xác trong công việc của mình;
- Trau dồi không mệt mỏi chuyên ngành mà mình theo đuổi;
- Phải siêng năng, có lòng đam mê mãnh liệt;
- Có năng khiếu âm nhạc là điều hiển nhiên;
- Nghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc tiền bối trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho môn học chuyên ngành;
- Có sức khỏe để làm việc lâu dài;
- Cập nhật xu hướng nhạc mới trong xã hội và thế giới;
- Tìm tòi và học hỏi những nhạc sĩ đi trước;
- Phải chịu khó đến nhà hát, xem và nghe trực tiếp nghệ sĩ biểu diễn;
- Tự tin, sáng tạo và có tính cẩn thận và tỉ mỉ;
- Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
- Cốt lõi chính là kỹ thuật giữ hơi trong thanh nhạc;
Với những thông tin tổng hợp về ngành Thanh nhạc được chia sẻ trong bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp cho các bạn có thêm hiểu biết và đưa ra định hướng phù hợp với bản thân.
Discussion about this post