Với sự phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đã giúp cho ngành Quản lý thủy sản ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Chính vì thế, có rất nhiều bạn trẻ muốn theo học ngành Quản lý thủy sản. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Trang Tuyển Sinh tham khảo một số thông tin tổng quan về ngành học này.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
Ngành Quản lý thủy sản có tên gọi tiếng Anh là Fisheries Management. Đây chính là một ngành thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Mục tiêu của ngành Quản lý thủy sản chính là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng quản lý cũng như phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản, gắn liền nội dung đào tạo với nhu cầu thực tiễn và các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.
HỌC NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sinh viên ngành Quản lý thủy sản sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận một số công việc tại các đơn vị sau:
- Lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản;
- Marketing trong nuôi trồng thủy sản;
- Quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản;
- Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản;
- Cán bộ phụ trách các dự án thủy sản; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước (các tổ chức bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên; Tổ chức, Hiệp hội trong nước và quốc tế về quản lý thủy sản, tài nguyên môi trường biển);
- Cơ sở sản xuất, dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản;
- Cơ sở nuôi trồng – chế biến thủy sản;
- Cán bộ quản lý và chuyên viên làm việc ở các cơ quan nhà nước về lĩnh vực quản lý nguồn lợi thủy sản/chi cục biển, hải đảo, đầm phá (Bộ NN&PTNT, Tổng cục thủy sản, Cục kiểm ngư, Cục Khai thác & BVNL thủy sản, Sở NN&PTNT các tỉnh, Chi cục Khai thác & BVNL thủy sản, Chi cục kiểm ngư, Chi cục Thủy sản, Chi cục Biển đảo, Phòng NN&PTNT huyện thị, UBND các phường, xã).
- Nghiên cứu viên trong lĩnh vực quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản tại các công ty tư nhân và đơn vị nhà nước;
- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu có liên quan. Chuyển tiếp lên đào tạo ở bậc sau đại học ở trong và ngoài nước.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
So với những ngành nghề khác thì mức lương ngành Quản lý thủy sản được đánh giá là vô cùng hấp dẫn. Các bạn có thể nhận được khoảng 7-15 triệu mỗi tháng tùy vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí làm việc.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Quản lý thủy sản: 7620305
– Ngành Quản lý thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
- C13: Ngữ văn – Sinh học – Địa lý
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
Ngành Quản lý thủy sản
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
Trang Tuyển Sinh sẽ chia sẻ một số thông tin về các trường đại học đào tạo ngành Quản lý tài sản giúp các bạn tìm được một môi trường đào tạo hiệu quả:
- Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
- Đại học Nha Trang
- Đại học Cần Thơ
Điểm chuẩn ngành Quản lý thủy sản năm 2019 tại các trường đại học theo phương thức xét kết quả thi THPT: trong khoảng 14 – 16 điểm và phương thức xét học bạ THPT: trong khoảng 18 – 20 điểm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản sẽ trang bị cho sinh viên tất cả những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý Thủy sản.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN
Để có thể theo học ngành Quản lý thủy sản, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý;
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
- Yêu thiên nhiên, môi trường;
- Có khả năng chịu áp lực công việc;
- Có tư duy logic và khả năng lập kế hoạch.
Trên đây chính là một số thông tin tổng quan về ngành Quản lý thủy sản mà Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp và chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến tin tức hữu ích cho bạn đọc.
Discussion about this post