Ngành Lưu trữ học đã có từ rất lâu và cũng có sức hút đối với rất nhiều bạn trẻ. Do số lượng đào tạo ngành Lưu trữ học tại nước ta còn hạn chế đã khiến cho ngành này rơi vào thực trạng khan hiếm nhân lực. Đây chính là cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn mà các bạn trẻ không nên bỏ qua.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH LƯU TRỮ HỌC
Ngành Lưu trữ học có tên tiếng Anh là Archeology. Người học sẽ được cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn cơ bản về các lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong công việc.
Theo học ngành Lưu trữ học, sinh viên sẽ được rèn luyện những kỹ năng mềm để có thể thích ứng được với nhiều môi trường làm việc khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin…
Đồng thời, các bạn cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong văn phòng hành chính, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, phương pháp quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ.
HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Lưu trữ học sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có đầy đủ năng lực và kiến thức chuyên môn để đảm nhận những công việc như:
- Chuyên viên văn thư lưu trữ tại các văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.
- Cán bộ văn thư chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Thư ký văn phòng là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí tại công ty doanh nghiệp. Công việc cụ thể là lên kế hoạch, lịch công tác, tổ chức lịch họp, hội nghị cho lãnh đạo.
- Quản lý nhân sự: Chuyên tổ chức, điều hành, quản lý các nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng. Ví dụ như Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tại cơ quan hành chính Nhà nước, hay Phó phòng, Trưởng phòng hành chính tại cơ quan, doanh nghiệp.
- Hành chính văn phòng: Làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, công ty.
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
- Giảng viên tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về đào tạo văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH LƯU TRỮ HỌC
Mức lương ngành Lưu trữ học đối với những người làm việc tại các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, trường học sẽ theo quy định mức lương dành cho bằng Đại học của Nhà nước.
Đối với những người làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân sẽ có mức lương cơ bản khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Lưu trữ học: 7320303
– Ngành Lưu trữ học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
- C03 (Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử)
- C19 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
>>>Xem thêm các khối thi đại học
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH LƯU TRỮ HỌC
Tại nước ta hiện nay mới chỉ có 2 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Lưu trữ học là:
Điểm chuẩn ngành Lưu trực học năm 2020 dao động trong khoảng từ 14.5 đến 25.25 tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường. Cụ thể điểm chuẩn ngành Lưu trữ học tại các trường như sau:
Tên trường | Xét kết quả thi THPT quốc gia | Xét kết quả học bạ THPT |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) | A01: 17,75 C00: 25,25 D01: 23 D04: 18 D78: 21,75 D83: 18 | |
Đại học Nội vụ Hà Nội | D01: 14,5 C00: 16,5 C19: 17,5 C20: 17,5 | D01: 18 C00: 20 C19: 21 C20: 21 |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LƯU TRỮ HỌC
Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng về thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng; các kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực: Quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư ký văn phòng, văn hóa công sở, lễ tân, kế toán, tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ thông tin, tài liệu.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC
Những bạn trẻ có mong muốn theo học và làm việc trong ngành Lưu trữ học sẽ cần phải hội tụ được những tố chất sau đây:
- Nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;
- Cẩn thận, kín đáo và nhạy bén;
- Có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;
- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc;
- Khả năng quản lý, quản trị thông tin lưu trữ;
- Có năng lực về tổ chức, điều hành bộ máy và hoạt động lưu trữ;
- Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
- Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ lưu trữ;
- Kỹ năng điều hành và quản lý;
- Có kỹ năng kiểm tra, đánh giá;
- Có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng.
Hy vọng những thông tin được Trang Tuyển Sinh chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Lưu trữ học và có cơ sở đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không. Đừng quên cập nhật thông tin tuyển sinh hằng ngày để nắm bắt được những quy định mới nhất trong mùa tuyển sinh sắp tới nhé.
Tìm hiểu danh sách các ngành nghề tại Việt Nam nếu các bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn ngành nghề nào phù hợp với bản thân mình.
Discussion about this post