Để tìm được một ngành nghề có thể thành công nhanh chóng sau khi ra trường không phải là điều dễ dàng đối với bất kỳ ai. Có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành Kỹ thuật điện vì cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Đây là một trong những lý do rất thuyết phục nhưng các bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ hơn về ngành học mà mình muốn lựa chọn.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Ngành Kỹ thuật điện là một ngành học chuyên đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng giải quyết vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng và điều khiển motor, để có thể vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng vào công việc thực tế khi ra trường.
Ngành Kỹ thuật Điện tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như: năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu…
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điện sẽ được học tập kiến thức chuyên môn cùng với những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc sau này như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.
HỌC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Ngành Kỹ thuật điện hiện đang được đánh giá là một trong những những ngành có cơ hội việc làm rộng mở. Chính vì thế, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều tới vấn đề việc làm mà có thể dễ dàng lựa chọn một trong những công việc sau đây:
- Cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
- Kỹ sư quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng.
- Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
- Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện và hệ thống điện.
- Kỹ sư thiết kế bộ phận: Thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên khắp cả nước.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Theo số liệu thống kê của các trang tin tuyển sinh, hầu hết các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện có việc làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể mức lương đối với những bạn sinh viên mới ra trường khoảng 7 – 10 triệu. tháng. Đối với những người đã có khoảng 1-2 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 10 -13 triệu đồng/tháng. Đối với những quản lý cấp cao, chuyên viên phân tích giỏi ngoại ngữ, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài mức lương trung bình lên đến 1.000 USD/tháng.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kỹ thuật điện: 7520201,
– Ngành Kỹ thuật điện xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đại học ngành Kỹ thuật điện. Nếu có mong muốn theo học ngành Kỹ thuật điện thì các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào một trong số các trường sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Bắc )
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Mỏ địa chất
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Quảng Bình
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế Miền Đông
- Đại học Thủ Dầu Một
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện năm 2020 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 – 24 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về: Lý thuyết mạch điện – điện tử, thiết kế máy điện và khí cụ điện hiện đại, các nguồn năng lượng gió, mặt trời, hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp, quy hoạch và thiết kế hệ thống điện, phân tích và điều khiển hệ thống điện…
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Để học tập và làm những công việc trong lĩnh vực Kỹ thuật điện, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Kỹ năng khởi nghiệp;
- Kỹ năng tự quản lý thời gian;
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
- Kỹ năng thuyết trình và sử dụng tiếng Anh thành thạo;
- Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
- Cần cù, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao;
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
- Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin.
Hy vọng với những thông trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật điện, từ đó có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Discussion about this post