Dựa theo số liệu thống kê tại các trang tuyển dụng, ngành Kỹ thuật cơ điện tử sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng khát nhân lực trong thời gian sắp tới. Chính vì thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ dễ dàng kiếm được việc làm và khi đã có kinh nghiệm làm việc thì mức lương nhận được sẽ vô cùng hậu hĩnh.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử chính là một sự kết hợp giữa kỹ thuật điện tử, kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật máy tính. Mục đích của sự kết hợp này chính là phát triển một cách tối đa tư duy hệ thống trong việc thiết kế và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử.
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử sẽ cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, không những sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Giúp tăng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn cần thiết, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Giúp phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư cơ điện tử cần phải có.
HỌC NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử, các bạn có thể đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau như: quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy tu bảo trì tại khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, các công ty chuyên thiết kế sản xuất thiết bị linh kiện tự và các nhà máy sử dụng thiết bị tự động để sản xuất hàng tiêu dùng. Cụ thể những công việc mà các bạn có thể lựa chọn là:
- Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.
- Cán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
- Cán bộ quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
- Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón.
- Quản lý sản xuất bảo trì, duy tu sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
- Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Theo thông tin khảo sát mà Trang Tuyển Sinh tổng hợp được từ các trang tuyển dụng, mức lương trung bình của ngành Kỹ thuật cơ điện tử khoảng 5 – 8 triệu đồng, đối với những người có tay nghề cao thì mức lương sẽ khoảng 12 – 18 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các kỹ sư ngành cơ điện học sẽ được hưởng thêm phụ cấp, thưởng định kỳ theo từng nơi làm việc áp dụng quy định riêng không có mức cố định. Cho nên, với những kỹ sư chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm thì mức lương càng cao.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kỹ thuật cơ điện tử: 7520114
– Ngành Kỹ thuật Cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Số lượng trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại nước ta rất lớn. Chính vì thế, các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Hãy tham khảo thông tin tuyển sinh đại học của các trường sau đây và đưa ra quyết định của bản thân nhé!
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Phương Đông
- Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Phạm Văn Đồng
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử trong kỳ tuyển sinh năm 2020 dao động trong khoảng từ 15 – 25.7 điểm tùy theo từng phương thức tuyển sinh của từng trường đại học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử sẽ trang bị cho sinh viên tất cả những kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; cùng những kiến thức về cảm biến, Robot. Môn học tiêu biểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử gồm: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Các bạn trẻ sẽ cần phải có được những tố chất sau đây để học tập và thành công khi làm việc liên quan tới ngành Kỹ thuật cơ điện tử:
- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tốt.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp;
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp;
- Kiến thức về công nghệ thông tin;
- Am hiểu các kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí;
- Đam mê nghề cơ điện tử và công nghệ.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật cơ điện tử, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ngành học này và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Discussion about this post