Kinh doanh nông nghiệp hiện đang là một lĩnh vực hoạt động vô cùng sôi động tại Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, đây là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Sau đây chính là một số thông tin mà thí sinh cần nắm được nếu muốn theo đuổi ngành học này.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Ngành kinh doanh nông nghiệp có tên gọi tiếng Anh là Agricultural Business. Đây chính là ngành nghề bao gồm tất cả những hoạt động có liên quan tới sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất tại các nông trại; việc tồn trữ, chế biến và tiêu thụ các hàng hóa nông sản và các sản phẩm có liên quan.
Mục đích của ngành Kinh doanh nông nghiệp chính là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích và đề ra quyết định đối với các vấn đề phát sinh; giao tiếp có hiệu quả với cá nhân/nhóm công tác, dự báo liên quan đến kinh doanh nông nghiệp xây dựng dự án đầu tư, quản lý điều hành công ty kinh doanh nông lâm thủy sản; thực hiện các seminar chuyên ngành.
HỌC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại một số lĩnh vực sau:
Lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh: đăng ký kinh doanh, quản lý kinh doanh, hợp tác kinh doanh, quản lý thị trường, thanh tra…
Lĩnh vực truyền thông: thiết kế và quản lý các chương trình truyền thông marketing trong các doanh nghiệp hoặc công ty truyền thông;
Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và doanh nghiệp, hoặc các công ty nghiên cứu thị trường;
Lĩnh vực phân phối và cung ứng: Phụ trách kênh phân phối, các hoạt động logistic trong doanh nghiệp;
Lĩnh vực quản trị: thuộc lĩnh vực sản xuất và tác nghiệp chung và trong nông, lĩnh vực nhân sự, nguyên vật liệu, dự án đầu tư, chương trình phát triển…
Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: thiết kế dịch vụ, duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng;
Lĩnh vực kinh doanh: bán hàng trực tiếp, kế hoạch kinh doanh, quản lý doanh số, quản lý lực lượng bán hàng, thiết kế bán hàng;
Với những lĩnh vực nêu trên, bạn có thể công tác tại một số địa điểm sau:
Người học cũng có thể tự kinh doanh, theo đuổi niềm đam mê “vừa biết làm vườn, vừa biết bán hàng, vừa biết làm việc với nhiều người bán hàng khác”.
Làm việc tại các công ty cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, các công ty chế biến là “cỗ máy thực phẩm”cho loài người hay các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu về Kinh doanh nông nghiệp;
Những đơn vị kinh doanh nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp;
Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp, sở Nông nghiệp, sở Công thương ở các tỉnh thành, phòng Nông nghiệp, phòng kinh tế ở các huyện; các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan đến nông nghiệp;
Bên cạnh đó, người học còn có khả năng học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học độc lập bậc sau đại học về chuyên ngành: KDNN; Quản trị kinh doanh; Kinh tế nông nghiệp; Quản trị ngân hàng; Quản trị tài chính; Chính sách công…
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Mức lương Ngành kinh doanh nông nghiệp có tính cạnh tranh cao. Mức lương trung bình có thể nhận được sẽ dao động trong khoảng 5 – 10 triệu/ tháng.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kinh doanh nông nghiệp: 7620114
– Ngành Kinh doanh nông nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
Ngành kinh doanh nông nghiệp
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Các bạn có thể đăng ký nguyện vọng tại các trường Đại học sau đây nếu muốn theo học ngành Kinh doanh nông nghiệp:
– Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
– Khu vực miền Trung:
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kom Tum
Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Đại học Hồng Đức
– Khu vực miền Nam:
Đại học Nông Lâm TP.HCM
Trong kỳ tuyển sinh năm 2019, điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xét tuyển học bạ THPT: trong khoảng 14 – 16 điểm và phương thức xét học bạ THPT: trong khoảng 16 – 18 điểm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp sẽ giúp cho các bạn sinh viên nắm được tất cả những kiến thức khoa học về toán học, kinh tế học, quản trị học, chăn nuôi, trồng trọt, môi trường vào lĩnh vực Kinh doanh nông nghiệp, những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing và kiến thức chuyên sâu về quản lý sản xuất, nhân sự, marketing và tài chính để giải quyết các tình huống cụ thể trong các cơ sở sản xuất Kinh doanh nông nghiệp.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Khi theo học ngành Kinh doanh nông nghiệp, các bạn trẻ sẽ cần phải có được những tố chất sau đây:
Khả năng làm việc nhóm và tập hợp thành viên;
Kỹ năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh;
Có khả năng xác định và tổ chức;
Khả năng làm việc độc lập và chủ động;
Khả năng phân tích và định hướng;
Cập nhật và vận dụng công cụ, phần mềm để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
Trang Tuyển Sinh đã chia sẻ một một số thông tin tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp. Mong rằng các bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích để định hướng tương lai của mình.
Discussion about this post