Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu các ngành khoa học đã giúp học ngành Khoa học vật liệu ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Theo đuổi ngành Khoa học Vật liệu hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn đối với các bạn trẻ. Hãy cùng Trang Tuyển Sinh tìm hiểu thêm thông tin về ngành học này thông qua bài viết sau đây nhé!
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU
Ngành Khoa học vật liệu có tên gọi tiếng Anh là Materials Science. Đây chính là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về những mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các vật liệu.
Các ngành khoa học tham gia vào quá trình nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học. Đối tượng nghiên cứu thông thường chính là những vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Những tính chất được nghiên cứu là cấu trúc, tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, hoặc tổ hợp của các tính chất đó. Mục đích của quá trình nghiên cứu là tạo ra các vật liệu để thỏa mãn các nhu cầu trong kỹ thuật.
Ngành Khoa học vật liệu hiện đang được chia thành các chuyên ngành:
- Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite;
- Vật liệu từ và y sinh,
HỌC NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Nguồn nhân lực của ngành Khoa học vật liệu hiện nay có rất nhiều cơ hội tìm kiếm được những công việc phù hợp với chuyên môn của bản thân. Đây hiện đang được xem là một trong những ngành học đáp ứng sự phát triển của khoa học vật liệu mới.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu tại các trường đại học, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc tại các đơn vị dưới đây:
- Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường, viện về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.
- Công ty, hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.
- Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm, nhựa…
- Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
- Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
- Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như các công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…
- Các công ty sản xuất, gia công vật liệu như các công ty luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su…
- Những cơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU
Theo đánh giá của các chuyên gia định hướng nghề nghiệp, ngành Khoa học vật liệu chính là một trong số những ngành nghề có mức lương cao, đồng thời cũng ít áp lực trong công việc. Mức lương ngành khoa học vật liệu trung bình mỗi năm mà các bạn có thể nhận được sẽ rơi vào khoảng 50.000 USD.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Khoa học vật liệu: 7440122
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Khoa học vật liệu:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D07: Hóa – Toán – Tiếng Anh
>>> Xem thêm: Các tổ hợp môn thi xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng
Ngành Khoa học Vật liệu – Tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU
Tại nước ta hiện nay vẫn chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu. Nếu các bạn có nguyện vọng theo đuổi ngành học này có thể tham khảo thông tin tuyển sinh tại một số trường đại học sau đây:
– Khu vực phía Bắc:
– Khu vực phía Nam:
Mức điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu giữa các cơ sở đào tạo sẽ có sự khác nhau. Năm 2019, điểm chuẩn của ngành Khoa học vật lý dao động trong khoảng từ 14 tới 17 điểm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU
Khi theo học ngành Khoa học vật liệu, các bạn sinh viên sẽ được trang bị tất cả những kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, đặc biệt là vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn).
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trang bị những kiến thức có liên quan tới khoa học công nghệ các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, vật liệu nano, những vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… Đây chính là những vật liệu nền tảng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU
Các bạn thí sinh sẽ cần phải đáp ứng được những tố chất dưới đây khi muốn theo học ngành Khoa học vật liệu:
- Ham học hỏi và tìm hiểu, khám phá.
- Kiên nhẫn và thận trọng, tỉ mỉ;
- Khả năng tập trung cao;
- Tư duy logic và trí thông minh;
- Có tư duy tự nhiên;
- Đam mê và yêu thích khám phá khoa học;
Trong bài viết trên đây, Trang Tuyển Sinh đã chia sẻ tới các bạn một số thông tin về ngành Khoa học vật liệu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn lựa chọn được một ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân. Thí sinh tra cứu thông tin tuyển sinh mới nhất tại đây!
Discussion about this post