Khoa học đất chính là một ngành mang tới rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Để giúp các bạn có thêm hiểu biết về ngành Khoa học đất, Trang Tuyển Sinh sẽ chia sẻ một số thông tin tổng quan về ngành học này trong bài viết sau đây.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Ngành Khoa học đất có tên tiếng Anh là Soil Science. Đây là một ngành nghề chuyên nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu về tài nguyên đất và nước ở trên địa cầu.
Đối tượng nghiên cứu của ngành Khoa học đất được coi là một tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt Trái đất, nghiên cứu khoa học đất bao gồm nghiên cứu hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai…
Ngành Khoa học đất có thể lý giải được những mối quan hệ liên quan tới quá trình trong đất – nước – phân bón và cây trồng. Những kiến thức chuyên sâu về ngành Khoa học đất và môi trường đất sẽ đưa ra những phương hướng giúp cho con người sử dụng hợp lý tài nguyên cho sự phát triển nông lâm nghiệp và môi trường trên quan điểm sinh thái học và phát triển bền vững; quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá tác động của các quá trình sử dụng đến tài nguyên và môi trường đất.
HỌC NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Những bạn sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn có thể làm việc tại những đơn vị dưới đây sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ (NGOs) (đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư công nghệ cao).
- Các tổ chức tư vấn, công ty có chức năng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp trong cả nước (đặc biệt ở khu vực phía Nam).
- Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành nông nghiệp trong cả nước.
- Các tổ chức nghiên cứu khoa học như Viện Khoa học đất Việt Nam, các phân viện Nông hóa, thổ nhưỡng trên toàn quốc.
- Các cơ quan quản lý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan Tài nguyên và Môi trường như Bộ, Sở, Phòng).
- Chuyên viên tư vấn về môi trường, sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp chuyên viên đánh giá đất đai chuyên viên về xử lý chất thải độc hại và không độc hại.
- Chuyên viên hoặc cán bộ quản lý phòng thí nghiệm chuyên viên nghiên cứu phòng thí nghiệm hoặc đồng ruộng giảng viên về Khoa học đất…
- Chuyên viên áp dụng phân bón và hóa chất nông dược nhà sinh thái học.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Ngành Khoa học đất được đánh giá là một ngành có mức lương vô cùng hấp dẫn trong khối ngành nông nghiệp hiện nay. Theo đó, mức lương ngành Khoa học đất dao động trong khoảng 6 – 12 triệu mỗi tháng. Đối với những người có kinh nghiệm và làm ở những vị trí cao hơn thì mức lương sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Khoa học đất: 7620103
– Ngành Khoa học đất xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
Ngành Khoa học đất
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Nếu muốn theo học ngành Khoa học đất, các bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo tại các trường Đại học sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Tài nguyên và Môi trường
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Cần Thơ
Điểm chuẩn ngành Khoa học đất trong năm 2019 dao động trong khoảng từ 14 – 18 điểm tùy theo từng phương thức tuyển sinh của từng trường.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất sẽ trang bị cho các bạn sinh viên tất cả những kiến thức cơ bản hiện đại và thực tế ở Việt Nam, kiến thức cơ sở về địa chất, khoáng vật, phân tích các đối tượng đất, nước, phân bón, thực vật; những kỹ năng thông qua nghiên cứu khoa học và thực tập thiên nhiên, phân tích và nhận biết các mối quan hệ trong các quá trình hình thành đất, các loại đất ngoài thực địa và phương pháp đánh giá, tổng hợp các số liệu phân tích.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Sau đây là là một số tố chất cần có nếu muốn theo học ngành Khoa học đất:
- Yêu thích khám phá môi trường tự nhiên.
- Thận trọng và chính xác trong công việc.
- Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi, những công việc gần với thiên nhiên.
- Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt.
- Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.
- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học.
Hy vọng những thông tin tổng hợp trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về ngành Khoa học đất.
Discussion about this post