Hải Dương học hiện đang là một ngành nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, đặc biệt là đối với những bạn trẻ yêu thích khoa học tự nhiên. Trang Tuyển Sinh sẽ chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Hải dương học để giúp các bạn có dễ dàng tra cứu thông tin về ngành học này.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC
Ngành Hải dương học có tiên gọi tiếng Anh là Oceanography. Đây chính là một nhánh của những ngành khoa học về trái đất chuyên nghiên cứu về đại dương. Ngành Hải dương học chuyên nghiên cứu về rất nhiều chủ đề khác nhau như: hải lưu, sóng biển, và động lực chất lỏng; sinh vật biển và động học sinh thái; kiến tạo mảng và địa chất đáy biển; thông lượng của những chất hóa học và tính chất vật lý trong đại dương và các ranh giới mà nó vận chuyển qua.
Các nhà Hải dương học sẽ thực hiện những cuộc nghiên cứu về đại dương, các loại đất, những nguồn tài nguyên, quần thể thực vật và động vật. Mục đích của ngành học này rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh…
Ngành Hải dương học chính là một lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng, có liên tới tới các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường, phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế – sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.
HỌC NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Khi theo học ngành Hải dương học, các bạn sinh viên sẽ được cung đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể các vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp như:
- Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
- Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố trên cả nước.
- Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
- Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia…
- Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC
Hiện tại, ban tư vấn tuyển sinh vẫn chưa nắm được số liệu thống kê cụ thể về mức lương ngành Hải dương học.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành: 7440228
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Hải dương học như sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa – Sinh học
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
>>> Xem thêm: Các tổ hợp môn thi Đại học
Ngành Hải dương học – Khám phá những bí ẩn từ đại dương
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC
Hiện nay, tại nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Hải dương học. Ban tư vấn tuyển sinh đã tổng hợp lại một số trường theo từng khu vực để các bạn có thể dễ dàng tham khảo:
– Khu vực phía Bắc:
– Khu vực phía Nam:
Điểm chuẩn ngành Hải dương học năm 2019 tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội là 16 điểm và trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM là 16.15 điểm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC
Chương trình đào tạo ngành Hải dương học sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên đầy đủ tất cả những kiến thức về sinh địa hóa, động lực học, vật lý, viễn thám, kỹ thuật kinh tế, quản lý và khai thác biển, đặc biệt là các quá trình ở vùng ven bờ, vùng cửa sông – biển… cùng với rất nhiều kỹ năng để phục vụ cho ngành học này.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Hải dương học chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC
Các bạn trẻ sẽ cần phải có những tố chất sau đây nếu muốn theo học ngành Hải dương học:
- Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ;
- Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới;
- Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu;
- Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích;
- Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học;
- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
- Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên;
- Học tốt các môn tự nhiên.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây của Trang Tuyển Sinh sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về ngành Hải dương học.
Xem thêm những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai để lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp và phát triển bản thân sau này.
Discussion about this post