Trong những năm gần đây, ngành Cơ kỹ thuật đang phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một ngành trọng điểm trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này đặt ra thách thức rất lớn về nhu cầu nguồn nhân lực nhưng cũng là cơ hội tốt cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành Cơ kỹ thuật.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CƠ KỸ THUẬT
Ngành Cơ kỹ thuật chuyên đào tạo đội ngũ kỹ sư có đầy đủ kiến thức hiện đại về cơ học, mô hình hóa, kỹ năng về công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo để nghiên cứu, phát triển và vận hành các thiết bị, hệ thống trong công nghiệp và môi trường, sử dụng cho hoạt động công tác sau này.
Kỹ sư ngành Cơ kỹ thuật sẽ nắm vững kiến thức về cơ học, nắm vững công cụ toán học và lập trình tin học. Đặc biệt là công cụ tính toán ứng dụng, kiến thức kỹ thuật để thực hiện việc mô phỏng các bài toán kỹ thuật thực tiễn.
Dựa trên những cơ sở của kiến thức ngành Cơ kỹ thuật đã được đào tạo về mặt lý thuyết cơ bản thì sinh viên sẽ được phát triển kiến thức nâng cao, giúp đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình. Từ đó, vận dụng vào phục vụ công tác tính toán thiết kế, khảo sát và dự báo các hiện tượng liên quan đến cơ học.
HỌC NGÀNH CƠ KỸ THUẬT RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sinh viên ngành Cơ kỹ thuật sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận nhiều công việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở công nghiệp, các dự án về môi trường, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Cụ thể, những lĩnh vực sinh viên ngành Cơ kỹ thuật có thể làm sau khi tốt nghiệp là:
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhà nước, đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn liên doanh như: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung Việt Nam, Công ty DAIZO TEC Việt Nam, Công ty TNHH IKO THOMPSON Việt Nam…
- Viện nghiên cứu như Viện Cơ học, Viện Khoa học kỹ thuật Giao thông, Viện khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Thủy lợi, Viện Dầu khí, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Cơ học ứng dụng…
- Công ty về thiết kế và tư vấn, Công ty sản xuất, vận hành sản xuất thuộc các ngành: Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Dầu khí, Cơ khí chính xác, Điện, Điện tử, Điện lạnh, Môi trường, Khí tượng thủy văn.
- Giảng dạy tại các trường đại học có chuyên ngành liên quan như ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, ĐH Thủy lợi, ĐH Giao thông, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Mỏ địa chất.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH CƠ KỸ THUẬT
Hiện nay, các trang thông tin tuyển sinh chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Cơ kỹ thuật.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Cơ kỹ thuật: 7520101
– Ngành Cơ kỹ thuật xét tuyển những tổ hợp môn sau đây:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Anh Văn)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH CƠ KỸ THUẬT
Tại nước ta hiện nay mới chỉ có 2 trường đại học đào tạo ngành Cơ kỹ thuật là:
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn ngành Cơ kỹ thuật năm 2020 của trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM:
- Xét theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là 703 điểm.
- Xét theo kết quả thi THPT Quốc gia là 25.5 điểm.
Điểm chuẩn trại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội là 23.15 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2019.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CƠ KỸ THUẬT
Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức quản lý, kỹ năng điều hành, kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo, và có kiến thức cụ thể, năng lực chuyên môn phục vụ cho nhu cầu công việc sau này.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH CƠ KỸ THUẬT
Để học tập và làm việc có liên quan tới lĩnh vực Cơ kỹ thuật, đòi hỏi người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Nắm vững công cụ toán học và lập trình tin học;
- Có kỹ năng quản lý, điều hành;
- Có khả năng tính toán, thiết kế;
- Có tính chính xác cao trong công việc;
- Phân tích, tổng hợp thông tin nhanh;
- Kiên nhẫn, chịu được áp lực công việc;
- Có kiến thức về cơ học;
- Nghiêm túc, tỉ mỉ trong công việc;
- Yêu nghề, đam mê với nghề Cơ kỹ thuật;
- Tư duy nhanh, đầu óc sáng tạo;
- Có kỹ năng dự báo và đánh giá tốt.
Với những thông tin tổng quan về ngành Cơ kỹ thuật trong bài viết trên đây của Trang Tuyển Sinh, hy vọng sẽ giúp cho các bạn đưa ra được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.
Discussion about this post