Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT
Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Ngành Bệnh học thủy sản

17/02/2022
in Tìm hiểu ngành nghề
0
Ngành Bệnh học thủy sản

Bệnh học thủy sản hiện đang là một trong số những ngành học được đánh giá rất cao hiện nay. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học này thì hãy tham khảo bài viết sau đây của Trang Tuyển Sinh.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Ngành Bệnh học thủy sản có tên gọi tiếng Anh là Aquatic Pathobiology. Đây chính là một ngành chuyên nghiên cứu về trạng thái bất thường của cơ thể về cấu trúc, chức năng dưới tác động trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố vô sinh. 

Sinh vật bị bệnh chính là sự rối loạn hiện tượng sống bình thường của cơ thể khi có nguyên nhân gây bệnh tác động. Khi đó, cơ thể của động vật sẽ bị mất đi trạng thái cân bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện triệu chứng bệnh. 

Thủy sản có thể có thể bị bệnh da rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường gây ra và sự phản ứng của cơ thể động vật hai yếu tố này tác động tương hỗ lẫn nhau dưới điều kiện nhất định.

HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Sinh viên theo học ngành Bệnh học thủy sản sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc sau đây:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản;
  • Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi, phòng trị bệnh thủy sản;
  • Công ty dịch vụ, kinh doanh về thức ăn, thuốc thủy sản…
  • Tổ chức phi chính phủ, dự án địa phương, vùng có liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng và bệnh học thủy sản;
  • Cơ sở đào tạo về thủy sản;
  • Cơ sở nghiên cứu (Viện, Trung Tâm…) nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản;
  • Trung tâm khuyến nông khuyến ngư;
  • Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản;
  • Cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng và thức ăn thủy sản;
  • Chi cục Thủy sản, Thú y;
  • Phòng thí nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu bệnh học thủy sản;
  • Cửa hàng thuốc và hóa chất nuôi trồng thủy sản;
  • Phòng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản;
  • Xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Mức lương ngành Bệnh học thủy sản sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như năng lực, kinh nghiệm, vị trí làm việc… Cụ thể mức lương trung bình của ngành Bệnh học thủy sản sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 20 triệu/ tháng tùy từng vị trí công việc.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

– Mã ngành Bệnh học thủy sản: 7620302

– Ngành Bệnh học thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • C13: Ngữ văn – Toán – Lịch sử
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh

>>> Xem thêm: Các tổ hợp môn thi xét tuyển vào Đại học


Ngành Bệnh học thủy sản

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Trong nhóm ngành Thủy sản, Bệnh học thủy sản chính là một ngành học mới. Sau đây là một số trường đại học có đào tạo ngành Bệnh học Thủy sản mà các bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
  • Đại học Cần Thơ

Điểm chuẩn của ngành Bệnh học thủy sản trong năm 2019 dao động trong khoảng 14 – 16 điểm (theo hình thức xét kết quả thi THPT) và 18 – 20 điểm (theo hình thức xét học bạ THPT).

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Chương trình đào tạo ngành Bệnh học thủy sản sẽ trang bị cho sinh viên tất cả những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; nắm vững kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Bệnh học thủy sản chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Để có thể theo học ngành Bệnh học thủy sản, sinh viên cần có một số tố chất dưới đây:

  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần biết về ngành Bệnh học thủy sản, hy vọng đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Xem thêm:

  • Các ngành nghề HOT trong tương lai 2025 – 2030
  • Tư vấn tuyển sinh: Học ngành nào không lo thất nghiệp?
Previous Post

Ngành Khai thác thủy sản

Next Post

Ngành Công nghệ thực phẩm

Next Post
Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm

Discussion about this post

Thủ tục Hồ sơ tuyển sinh Quy chế đào tạo tuyển sinh Danh mục ngành nghề Chương trình đào tạo Hệ Đại học Hệ Cao đẳng & Trung cấp Hệ Sơ cấp Tìm hiểu ngành nghề Chương trình quốc tế

left1

THÔNG TIN CẦN BIẾT

Đại học Việt – Đức (Cơ sở TP. HCM)

Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đại học Dầu khí Việt Nam

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – ĐH Đà Nẵng

Trường Cao đẳng FPT

No Content Available
left1
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/toc-nam-toc-nu-c2.html
  • Giới thiệu |
  • Quy định chính sách |
  • Liên hệ
BẢN QUYỀN TRANGTUYENSINH.COM.VN
Về đầu trang
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT