Văn hóa Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cần được phát huy và bảo tồn những giá trị tốt đẹp và thiêng liêng đó. Do đó ngoài yêu thích và mong muốn được khám phá thì trước hết sinh viên cần nắm được các khung chương trình đào tạo Ngành Quản lý văn hóa cũng như môn học của ngành này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chính xác nhất.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
– Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
– Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
– Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa
– Có kỹ năng tổ chức, điều hành các tổ chức và hoạt động văn hóa nghệ thuật.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa thì các chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa hiện nay sẽ cung cấp và trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về chính sách văn hóa, về các mô hình quản lý văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới; các kỹ năng lập kế họach, muc tiêu, phương án, kỹ năng quản lý, giám sát về hoạt động văn hóa tại các nhà văn hóa, cơ quan văn hóa… Dưới đây là các môn học Ngành văn hóa trường Đại học Văn hóa cụ thể:
I | Kiến thức Giáo dục đại cương |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Đường lối Văn hóa Văn nghệ của ĐCSVN |
6 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
7 | Pháp luật đại cương |
8 | Phương pháp nghiên cứu khoa học |
9 | Tâm lý học đại cương |
10 | Mỹ học đại cương |
11 | Lịch sử văn minh thế giới |
12 | Tiếng Anh 1 |
13 | Tiếng Anh 2 |
14 | Tin học đại cương |
15 | Giáo dục thể chất |
16 | Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
II | Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp |
| Kiến thức ngành |
17 | Dân tộc học đại cương |
18 | Văn hóa các dân tộc Việt Nam |
19 | Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam |
20 | Văn hóa dân gian Việt Nam |
21 | Làng xã Việt Nam |
22 | Khu vực học |
23 | Đại cương khoa học quản lý |
24 | Văn hóa học đại cương |
25 | Tiến trình lịch sử Việt Nam |
26 | Xã hội học đại cương |
27 | Kỹ thuật soạn thảo văn bản |
| Kiến thức chuyên ngành |
28 | Quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch |
29 | Kinh tế học văn hoá |
30 | Văn hóa gia đình |
31 | Chính sách văn hóa |
32 | Các ngành công nghiệp văn hóa |
33 | Marketing văn hóa nghệ thuật |
34 | Văn hóa công sở |
35 | Thực tập giữa chương trình |
36 | Quản lý các thiết chế văn hóa |
37 | Quản lý di sản văn hóa |
38 | Tổ chức sự kiện |
39 | Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật |
40 | Quản lý hoạt động thông tin truyền thông |
41 | Quản lý hoạt động nghệ thuật (quảng cáo, triển lãm, |
42 | Tổ chức quản lý hoạt động văn hóa cơ sở |
43 | Xây dựng kế hoạch và dự án văn hóa |
44 | Xây dựng văn hóa cộng đồng |
45 | Địa chí văn hoá |
46 | Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp |
47 | Thực tập cuối khóa |
Theo Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Ngành Quản lý văn hóa là ngành học chuyên sâu về văn hóa dân tộc cùng những phương pháp quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động về văn hóa – nghệt thuật. Hiện nay số trường đào tạo Ngành quản lý văn hóa không nhiều, do vậy thí sinh theo học ngành Quản lý văn hóa bạn có thể đăng ký học vào các trường sau:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Hạ Long
- Đại học Vinh
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch
Cung cấp kiến thức cơ bản về khoa học quản lý như: khái niệm, chức năng cơ bản, yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng quản lý, giao tiếp trong quản lý, kiến thức chung về quản lý hoá, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động quản lý văn hoá, đối tượng quản lý, các công cụ và phương pháp quản lý văn hoá.
Quản lý nhà nước về văn hóa
Học phần sẽ giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về sự hình thành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá ở Việt Nam, một số văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế liên quan đến quản lý hoạt động văn hoá, nghệ thuật; công tác thanh tra trong ngành văn hoá.
Chính sách văn hóa
Ở môn học này chủ yếu cung cấp kiến thức về chính sách văn hóa, vai trò của chính sách văn hóa và cấu trúc cơ bản của chính sách văn hóa quốc gia; các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới, quá trình phát triển và nội dung của chính sách văn hóa của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật
Kiến thức chủ yếu của môn học này xoay quanh nội dung về quản lý nguồn nhân lực văn hoá như: khái niệm, tầm quan trọng, những đặc điểm của nguồn nhân lực văn hoá nghệ thuật Việt Nam và phương pháp quản lý nguồn nhân lực này trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật.
Marketing văn hóa nghệ thuật
Sinh viên sẽ được cung cấp về marketing, đặc biệt là marketing văn hoá nghệ thuật như: khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của marketing, quy trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và đánh giá hoạt động marketing trong các đơn vị văn hoá nghệ thuật.
Quản lý các thiết chế văn hóa
Kiến thức ở môn học này chủ yếu về quản lý nhà văn hóa, các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, thư viện, khu vui chơi giải trí…
Quản lý lễ hội và sự kiện
Môn học hệ thống kiến thức và kỹ năng về quản lý Festival và các sự kiện văn hoá như: khái niệm, phân loại, cấu trúc và quản lý nhà nước về Festival và sự kiện.
Như vậy trangtuyensnh đã trả lời xong thắc mắc ở đầu bài viết về Chương trình đào tại Ngành Quản lý văn hóa và các môn học cần phải vượt qua trong suốt quá trình học. Đừng quên cập nhật thường xuyên thông tin tuyển sinh để nắm được những thay đổi trong quy chế tuyển sinh. Chúc các em thành công!.
Discussion about this post