Ngành quản lý thủy sản đang là một ngành học mới trong ngành thủy sản. Là trong số những ngành học được đông đảo người học quan tâm. Cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng chế biến thủy sản thì ngành quản lý thủy sản ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các môn học của ngành nhé!
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý Thủy sản.
Đồng thời sinh viên cũng được trang bị những kiến thức về cá động , thực vật…. Và những kiến thức về môi trường, nước, khí hậu,…
Mục tiêu cụ thể:
- Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành quản lý thủy sản có những kiến thức cơ bản và chuyên sâu phục vụ trong ngành quản lý thủy sản.
- Nắm vững các kiến thức về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản.
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng đánh giá nuôi trồng thủy sản, thống kê nghề cá, nghiệp vụ đánh giá điều tra nghề cá…
- Có trình độ tiếng anh và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ quá trình hợp tác quốc tế.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành quản lý thủy sản do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định chung. Song mỗi một trường riêng sẽ luôn có nhưng sự thay đổi nhỏ để phù hợp chương trình đào tạo chung. Bài viết này các em có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành quản lý thủy sản của Trường đại học nông lâm – Đại học Huế nhé!
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC |
A |
| KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 49 |
I |
| Lý luận chính trị | 10 |
1. | CTR1016 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 | 2 |
2. | CTR1017 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 | 3 |
3. | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
4. | CTR1033 | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam | 3 |
II |
| Giáo dục thể chất |
|
III |
| Giáo dục quốc phòng |
|
IV |
| Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT | 35 |
5. | ANH1013 | Ngoại ngữ không chuyên 1 | 3 |
6. | ANH1022 | Ngoại ngữ không chuyên 2 | 2 |
7. | ANH1032 | Ngoại ngữ không chuyên 3 | 2 |
8. | CBAN10304 | Hóa học | 4 |
9. | CBAN10603 | Hóa phân tích | 3 |
10. | CBAN10702 | Sinh học đại cương | 2 |
11. | CBAN10802 | Sinh học phân tử | 2 |
12. | CBAN11103 | Toán cao cấp | 3 |
13. | CBAN11703 | Xác suất – Thống kê | 3 |
14. | CBAN11002 | Tin học đại cương | 2 |
15. | CBAN11503 | Vật lý đại cương | 3 |
16. | TSAN15802 | Sinh thái thủy sinh vật | 2 |
17. | TSAN12402 | Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể | 2 |
18. | TSAN15602 | Sinh học thuỷ sinh vật | 2 |
V |
| Khoa học xã hội và nhân văn | 4 |
19. | LUA1022 | Nhà nước và pháp luật | 2 |
20. | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 |
B |
| KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 77 |
I |
| Kiến thức cơ sở ngành | 20 |
21. | NHOC22402 | Hóa sinh đại cương | 2 |
22. | TSAN20702 | Chỉ thị sinh học trong đánh giá chất lượng nước | 2 |
23. | TSAN23802 | Ngư loại học | 2 |
24. | TSAN27102 | Vi sinh vật thủy sản | 2 |
25. | TSAN24202 | Ô nhiễm môi trường và độc tố trong nuôi trồng thủy sản | 2 |
26. | TSAN25402 | Quy hoạch và quản lý nuôi trồng thủy sản | 2 |
27. | TSAN24502 | Phương pháp nghiên cứu trong nghề cá | 2 |
28. | TSAN25202 | Quản lý tổng hợp đới bờ | 2 |
29. | TSAN22102 | Hải dương nghề cá | 2 |
30. | TSAN21202 | Đánh giá tác động môi trường thủy sản | 2 |
II |
| Kiến thức ngành | 35 |
|
| Bắt buộc | 29 |
31. | TNMT25702 | Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong nuôi trồng thủy sản | 2 |
32. | TSAN22903 | Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản | 3 |
33. | TSAN25102 | Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng | 2 |
34. | TSAN26202 | Thiết lập và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước | 2 |
35. | TSAN21002 | Đa dạng sinh học và bảo tồn | 2 |
36. | KNPT21402 | Kinh tế tài nguyên nghề cá | 2 |
37. | TSAN20102 | Bản đồ và phân vùng chức năng trong lĩnh vực thủy sản | 2 |
38. | TSAN21902 | Giám sát thông tin môi trường và dịch bệnh thủy sản | 2 |
39. | TSAN21102 | Đánh giá nguồn lợi thủy sản | 2 |
40. | TNMT22402 | Luật và các điều ước quốc tế thủy sản | 2 |
41. | TSAN25302 | Quan trắc và cảnh báo môi trường | 2 |
42. | TSAN24102 | Nuôi trồng thủy sản đại cương | 2 |
43. | TSAN24902 | Quản lý nguồn lợi và môi trường thủy sản | 2 |
44. | TSAN20802 | Công nghệ khai thác thủy sản đại cương | 2 |
|
| Tự chọn (6/12) | 6 |
45. | KNPT20902 | Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn | 2 |
46. | KNPT23202 | Quản lý nông trại | 2 |
47. | KNPT21202 | Kinh tế nông nghiệp | 2 |
48. | TSAN22202 | Hệ thống nuôi trồng thủy sản | 2 |
49. | TSAN24402 | Phương pháp khuyến ngư | 2 |
50. | TSAN20302 | Bệnh học thủy sản | 2 |
III |
| Kiến thức bổ trợ | 6 |
51. | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 |
52. | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 |
53. | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 |
IV |
| Thực tập nghề nghiệp | 6 |
54. | TSAN26902 | Tiếp cận nghề QLNLTS | 2 |
55. | TSAN26102 | Thao tác nghề QLNLTS | 2 |
56. | TSAN26502 | Thực tế nghề QLNLTS | 2 |
V |
| Khóa luận tốt nghiệp | 10 |
57. | TSAN22710 | Khóa luận tốt nghiệp QLNLTS | 10 |
|
| KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA | 126 |
Theo: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
- Hóa sinh đại cương
Nội dung học phần này bao gồm : môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbohydrate, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học
- Động vật thủy sinh
Động vật thủy sinh là học phần bắt buộc đối với sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản. Nội dung môn học tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại động vật thuỷ sinh; vai trò của động vật thuỷ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản và ứng dụng trong đánh giá môi trường nước; các phương pháp lưu giữ và nuôi cấy động vật thuỷ sinh.
- Thực vật thuỷ sinh
Nội dung môn học thực vật thủy sinh nhằm giúp sinh viên ngành nuôi trồng tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại của thực vật phù du; vai trò của thực vật thuỷ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản; ứng dụng trong đánh giá môi trường nước; các phương pháp lưu giữ và nuôi cấy (sản xuất sinh khối).
- Ngư loại học
Nội dung môn ngư loại học tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại cá; sinh thái cá; khu hệ cá Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối tượng nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.
- Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
Nội dung này nhằm tập trung vào môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; động thái các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản; quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.
- Di truyền và chọn giống thủy sản
Nội dung môn học tập trung vào di truyền học, biến đổi di truyền, ước tính những tham số di truyền quan trọng. Các phương pháp lai tạo, chọn giống và kỹ thuật di truyền ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản trong quá trình học và ứng dụng sau khi ra trường.
Như vậy, thông qua bài viết này hy vọng các bạn có thể hiểu rõ những môn học ngành quản lý thủy sản. Hãy lên kế hoạch học tập thật tốt để đạt những kết quả cao nhất trong quá trình học tập của mình nhé!
Discussion about this post