Với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập như ngày nay việc học các chuyên ngành về ngoại ngữ đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ, trong đó phải kể đến Ngành ngôn ngữ Trung Quốc. Vậy Chương trình đào tạo Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra sao, các môn học Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc,… tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
– Đào tạo cử nhân Ngành ngôn ngữ Trung Quốc chuẩn mực, chất lượng cao, có đạo đức, sức khỏe, kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lực trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
– Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc theo 02 định hướng: Biên phiên dịch và Tiếng Trung Quốc Du lịch-Thương mại, nhằm đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản. Có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế.
– Giúp sinh viên có kiến thức về xã hội, văn hóa rộng lớn, có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở các trường đại học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức ngữ pháp về tiếng Trung gồm: Hán tự, khẩu ngữ và các kỹ năng cơ bản như: biên dịch, phiên dịch, giao tiếp và tìm hiểu thêm về địa lý, lịch sử, văn hóa Trung Quốc, tiếng Trung thương mại, du lịch, khách sạn, văn phòng… Dưới đây là khung chương trình đào tạo Trường Đại học Hà Nội – Đại học Quốc gia Hà Nội cụ thể:
I | Khối kiến thức chung(không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 | Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc 1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc 2 |
28 | Đất nước học Trung Quốc 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 | Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc |
31 | Ngôn ngữ học đối chiếu |
32 | Phân tích diễn ngôn |
33 | Tiếng Hán cổ đại |
34 | Đất nước học Trung Quốc 2 |
35 | Văn học Trung Quốc 1 |
36 | Văn học Trung Quốc 2 |
37 | Các chuyên đề về ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc |
IV.2 | Khối kiến thức tiếng |
38 | Tiếng Trung Quốc 1A |
39 | Tiếng Trung Quốc 1B |
40 | Tiếng Trung Quốc 2A |
41 | Tiếng Trung Quốc 2B |
42 | Tiếng Trung Quốc 3A |
43 | Tiếng Trung Quốc 3B |
44 | Tiếng Trung Quốc 4A |
45 | Tiếng Trung Quốc 4B |
46 | Tiếng Trung Quốc 3C |
47 | Tiếng Trung Quốc 4C |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Định hướng chuyên ngành Phiên dịch |
V.1.1 | Bắt buộc |
48 | Phiên dịch |
49 | Biên dịch |
50 | Lý thuyết dịch |
51 | Phiên dịch nâng cao |
52 | Biên dịch nâng cao |
53 | Kĩ năng nghiệp vụ phiên biên dịch |
V.1.2 | Tự chọn |
V.1.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
54 | Phiên dịch chuyên ngành |
55 | Biên dịch chuyên ngành |
56 | Công nghệ trong dịch thuật |
57 | Dịch văn học |
58 | Phân tích đánh giá bản dịch |
V.1.2.2 | Các môn học bổ trợ |
59 | Tiếng Trung Quốc kinh tế |
60 | Tiếng Trung Quốc tài chính-Ngân hàng |
61 | Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn |
62 | Tiếng Trung Quốc giao tiếp trong kinh doanh |
63 | Tiếng Trung Quốc hành chính – văn phòng |
64 | Tiếng Trung Quốc luật |
V.2 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Trung Quốc-Du lịch |
V.2.1 | Bắt buộc |
65 | Phiên dịch |
66 | Biên dịch |
67 | Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn |
68 | Nhập môn khoa học du lịch |
69 | Kinh tế du lịch |
70 | Giao tiếp và lễ tân ngoại giao |
V.2.2 | Tự chọn |
V.2.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
71 | Quản trị kinh doanh lữ hành |
72 | Quản trị kinh doanh khách sạn |
73 | Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn nâng cao |
74 | Địa lý văn hóa du lịch |
75 | Hướng dẫn du lịch |
V.2.2.2 | Các môn học bổ trợ |
76 | Văn hóa dân gian Trung Quốc |
77 | Lịch sử Trung Quốc |
78 | Chuyên đề nghệ thuật Trung Quốc |
79 | Kinh tế văn hóa xã hội Đài Loan |
80 | Tiếng Trung Quốc giao tiếp trong kinh doanh |
81 | Tiếng Trung Quốc hành chính – văn phòng |
V.3 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Trung Quốc-Kinh tế |
V.3.1 | Bắt buộc |
82 | Phiên dịch |
83 | Biên dịch |
84 | Tiếng Trung Quốc kinh tế |
85 | Kinh tế vi mô |
86 | Kinh tế vĩ mô |
87 | Kinh tế tiền tệ ngân hàng |
V.3.2 | Tự chọn |
V.3.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
88 | Tiếng Trung Quốc kinh tế nâng cao |
89 | Kinh tế Trung Quốc đương đại |
90 | Nhập môn quản trị học |
91 | Kinh tế quốc tế |
92 | Nhập môn Marketing |
93 | Nguyên lý kế toán |
9 | Kinh tế phát triển |
V.3.2.2 | Các môn học bổ trợ |
95 | Tiếng Trung Quốc tài chính-Ngân hàng |
96 | Tiếng Trung Quốc giao tiếp trong kinh doanh |
97 | Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn |
98 | Tiếng Trung Quốc hành chính – văn phòng |
99 | Tiếng Trung Quốc luật |
V.4 | Định hướng chuyên ngành Trung Quốc học |
V.4.1 | Bắt buộc |
100 | Phiên dịch |
101 | Biên dịch |
102 | Văn hóa xã hội Trung Quốc đương đại |
103 | Lịch sử Trung Quốc |
104 | Triết học Trung Quốc cổ đại |
105 | Nhập môn Trung Quốc học |
V.4.2 | Tự chọn |
V.4.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
106 | Lịch sử giáo dục Trung Quốc |
107 | Chế độ chính trị nước CHND Trung Hoa |
108 | Văn hóa dân gian Trung Quốc |
109 | Trung Quốc cải cách mở cửa – lí luận và thưc tiễn |
110 | Chuyên đề nghệ thuật Trung Quốc |
111 | Kinh tế văn hóa xã hội Đài Loan |
V.4.2.2 | Các môn học bổ trợ |
112 | Kinh tế Trung Quốc đương đại |
113 | Thơ Đường |
114 | Phật giáo trong văn hóa Trung Quốc |
115 | Nho giáo trong thời đại kinh tế thị trường |
116 | Toàn cầu hóa và các xã hội đương đại |
117 | Chính sách đối ngoại của Trung Quốc |
V.5 | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
118 | Thực tập |
119 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV và V |
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngành ngôn ngữ Trung Quốc hiện nay có rất nhiều trường đào tạo. Ngay sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách các trường đại học đào tạo Ngành ngôn ngữ Trung Quốc theo từng khu vực.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Khoa học Quân sự
- Đại học Ngoại thương ( Cơ sở Hà Nội )
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Hạ Long
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học Hà Tĩnh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Theo thông tin tuyển sinh của trường đào tạo Ngành ngôn ngữ Trung Quốc hiện nay, Ngành ngôn ngữ Trung Quốc được đào tạo chủ yếu với ba chuyên ngành chính: Biên – Phiên dịch tiếng Trung, Văn hóa du lịch Trung Quốc, Kinh tế – Thương mại.
– Biên – phiên dịch tiếng Trung: Ở học phần này sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn phong tiếng Trung và được trau dồi các kỹ thuật biên phiên dịch, các thuật ngữ cơ bản, đặc thù ngôn ngữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị,…
– Văn hóa du lịch Trung Quốc: Nội dung cung cấp kiến thức ngôn ngữ, văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của đất nước Trung Hoa, bên cạnh rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, nghiệp vụ hướng dẫn viên, kỹ năng biên phiên dịch.
– Kinh tế – Thương mại: Trang bị kiến thức nền tảng đến chuyên sâu về kinh tế, tài chính, thương mại bên cạnh ngoại ngữ, kỹ năng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Với thông tin trên chúng tôi tin chắc rằng các bạn đã biết được chương trình đào tạo Ngành ngôn ngữ Trung Quốc và những môn học. Việc xác định đúng ngành học/chuyên ngành yêu thích sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong học tập cũng như nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp tương lai.
Discussion about this post