Thị trường kinh doanh ngày một sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật thì khâu marketing được xem như lời giải pháp tối ưu. Tuy nhiên để thành công với ngành học này thí sinh cần phải có một quá trình và định hướng rõ ràng, trước hết thí sinh cần phải nắm rõ về các chương trình đào tạo Ngành Marketing. Hãy theo dõi ngay bài viết để có được thông tin chi tiết nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing có kiến thức về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên môn về Marketing cùng những kỹ năng cơ bản để vận dụng kiến thức và sáng tạo về marketing, thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động thực tiễn. Đồng thời có năng lực và kỹ năng tự chủ, có trách nhiệm, phẩm chất tốt để học tập lên trình độ cao hơn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngành Marketing là một ngành nghề đặc thù có tính cạnh tranh cao, do vậy chương trình đào tạo của ngành được thiết kế và cập nhật liên tục nhằm cung cấp cho người học những kiến thức hiện đại và kỹ năng hoạt động hiệu quả gồm các khía cạnh như: nghiên cứu thị trường, phát triển và xây dựng mối quan hệ khách hàng, đưa ra các chương trình phân phối, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu và tổ chức sự kiện. Đối với ngành học khung chương trình đào tạo Ngành Marketing do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chung đảm bảo phù hợp với các trường và khu vực đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo Trường Đại học Kinh tế TP.HCM sau:
I | Kiến thức giáo dục đại cương |
1 | Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác Lênin |
2 | Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Ngoại ngữ (Phần 1 và 2) |
5 | Toán cao cấp |
6 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
7 | Pháp luật đại cương |
8 | Tin học đại cương |
9 | Tối ưu hóa |
10 | Kinh tế quốc tế |
11 | Quản trị học |
12 | Kinh tế phát triển |
II | Kiến thức cơ sở khối ngành |
13 | Kinh tế vi mô I |
14 | Kinh tế vĩ mô I |
III | Các học phần tự chọn đại cương |
15 | Lịch sử các học thuyết kinh tế |
16 | Marketing căn bản |
17 | Nguyên lý kế toán |
18 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
19 | Lý thuyết tài chính tiền tệ |
20 | Luật lao động |
IV | Kiến thức cơ sở ngành |
21 | Nguyên lý kế toán |
22 | Marketing căn bản |
V | Kiến thức ngành |
23 | Quản trị chiến lược |
24 | Quản trị nguồn nhân lực |
25 | Quản trị marketing |
26 | Nghiên cứu marketing |
27 | Hành vi người tiêu dùng |
VI | Kiến thức bổ trợ |
28 | Ngoại ngữ |
29 | Quản trị kinh doanh quốc tế I |
30 | Kế toán quản trị |
31 | Phân tích báo cáo tài chính |
VII | Kiến thức chuyên ngành |
32 | Tư duy sáng tạo |
33 | Quản trị thương hiệu |
34 | Quảng cáo |
35 | Quản trị bán hàng |
36 | Quản trị và phát triển sản phẩm mới |
37 | Chiến lược định giá |
38 | Quản trị kênh phân phối |
39 | Marketing công nghiệp |
40 | Marketing quốc tế |
41 | Quan hệ công chúng |
42 | Giao tiếp trong kinh doanh |
43 | E – marketing |
44 | Báo cáo ngoại khóa |
VIII | Thực tập và tốt nghiệp |
Theo Đại học Kinh tế TP. HCM
Đánh giá là một ngành nghề then chốt, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng, chính vì vậy ngành Marketing ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn và trường đại học đào tạo. Tại các trường đào tạo sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng chuyên môn cùng kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán,…nhằm trang bị công cụ vững chắc khi thực sự có đam mê theo đuổi ngành học đầy cạnh tranh này. Xem chi tiết danh sách các trường đào tạo Ngành Marketing theo từng khu vực, giúp sĩ tử dễ dàng chọn lựa.
Qua bài viết dưới đây thí sinh đã có câu trả lời về chương trình đào tạo Ngành Marketing. Đây chính là tiền đề giúp bạn có định hướng rõ ràng cho con đường khởi nghiệp của bản thân. Ngoài ra, để nắm các thông tin tuyển sinh khác như điểm chuẩn, cơ hội việc làm của ngành thì hãy theo dõi trangtuyensinh.com.vn nhé. Chúc các bạn thành công và đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới.
Discussion about this post