Hiện nay Ngành Kinh tế chính trị được không ít các bạn trẻ tò mò và muốn theo đuổi, khám phá nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều câu hỏi đặt ra như chương trình đào tạo và các môn học Ngành Kinh tế Chính trị phải trải qua trong suốt quá trình theo học. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc đó, giúp các bạn học sinh nắm bắt được thông tin cũng như lên kế hoạch học tập thật tốt khi theo ngành này.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân Ngành Kinh tế Chính trị có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và kiến thức chuyên sâu, có trình độ cao về thực hành, nghiên cứu và năng lực phát triển, phân tích cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế chính trị trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Với chương trình đào tạo ngành Kinh tế Chính trị ở các trường đại học đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế, đảm bảo cung cấp kiến thức để phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách kinh tế chính trị cho các doanh nghiệp và Nhà nước. Vậy chương trình đào tạo của ngành học gồm những môn học nào? Tham khảo khung chương trình đào tạo Ngành Kinh tế Chính trị Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
I | Khối kiến thức chung |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Tiếng Anh A2 |
8 | Tiếng Anh B1 |
9 | Giáo dục thể chất 1 |
10 | Giáo dục thể chất 2 |
11 | Giáo dục quốc phòng-an ninh 1 |
12 | Giáo dục quốc phòng-an ninh 2 |
13 | Giáo dục quốc phòng-an ninh 3 |
II | Khối kiến thức Toán và KHTN |
14 | Toán cao cấp |
15 | Xác xuất thống kê |
16 | Toán kinh tế |
III | Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành |
17 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
18 | Kinh tế vi mô 1 |
19 | Kinh tế vĩ mô 1 |
20 | Kỹ năng làm việc theo nhóm |
21 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
22 | Kinh tế lượng |
IV | Khối kiến thức cơ sở |
IV.1 | Các môn học bắt buộc |
23 | Kinh tế chính trị đại cương |
24 | Học thuyết kinh tế của Các Mác |
25 | Phương pháp nghiên cứu kinh tế |
26 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
27 | Lịch sử văn minh thế giới |
28 | Chính trị học đại cương |
29 | Lịch sử kinh tế |
30 | Lịch sử các học thuyết kinh tế |
31 | Kinh tế quốc tế |
32 | Kinh tế phát triển |
33 | Kinh tế công cộng |
34 | Quản trị học |
35 | Quản lý Nhà nước về kinh tế |
36 | Kinh tế vĩ mô 2 |
37 | Kinh tế tiền tệ – ngân hàng |
IV.2 | Các môn học tự chọn |
38 | Tâm lý học đại cương |
39 | Xã hội học đại cương |
40 | Kinh tế học về những vấn đề xã hội |
41 | Lãnh đạo |
42 | Tôn giáo học đại cương |
43 | Logic học |
44 | Luật kinh tế |
V | Khối kiến thức chuyên ngành |
V.1 | Chuyên ngành Kinh tế chính trị thế giới |
| Các môn học bắt buộc |
45 | Phân tích chính sách kinh tế – xã hội |
46 | Kinh tế chính trị quốc tế |
47 | Tài chính quốc tế |
48 | Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế |
| Các môn học tự chọn |
49 | Kinh tế chính trị Mỹ |
50 | Kinh tế chính trị về liên minh Châu Âu |
51 | Kinh tế chính trị về cải cách kinh tế ở Trung Quốc |
52 | Kinh tế chính trị về các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương |
53 | Đầu tư quốc tế |
54 | Thương mại quốc tế |
55 | Kinh tế học so sánh |
V.2 | Chuyên ngành Kinh tế chính trị Việt Nam |
| Các môn học bắt buộc |
56 | Phân tích chính sách kinh tế – xã hội |
57 | Mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam |
58 | Mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam |
59 | Tăng trưởng kinh tế và một số vấn đề xã hội ở Việt Nam |
| Các môn học tự chọn |
60 | Thị trường tài chính ở Việt Nam |
61 | Đất đai và thị trường bất động sản ở Việt Nam |
62 | Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam |
63 | Thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam |
64 | Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối ở Việt Nam |
65 | Quan hệ sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam |
66 | Chính sách đối ngoại của Việt Nam |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
VI.1 | Thực tập nghề nghiệp/Niên luận |
67 | Thực tập nghề nghiệp/Niên luận |
VI.2 | Khóa luận hoặc môn học thay thế |
68 | Khoá luận tốt nghiệp |
69 | Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam |
70 | Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi |
Theo Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Có thể nói Ngành Kinh tế chính trị là một ngành học khó chưa được truyền thông quá nhiều, vì vậy thực tế cho thấy ngành học này mới chỉ có vài cơ sở giáo dục đưa vào hệ thống giảng dạy. Cũng vì lý do này sẽ hạn chế về mặt đào tạo nhưng nếu bạn yêu thích và muốn khám phá về ngành học đặc biệt có thể lựa chọn một trong các trường đại học sau, danh dách trường đào tạo Ngành Kinh tế chính trị hiện nay nước ta gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Kinh tế – Chuyên ngành Kinh tế Chính trị).
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế Chính trị, hi vọng sẽ thật hữu ích với những bạn học sinh đứng trước ngưỡng cửa tuyển sinh đại học. Bên cạnh đó hãy thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh về ngành nghề khác trên trang tuyen sinh nhé. Chúc các bạn thành công.
Discussion about this post