Được ví như cánh tay phải đắc lực trong quá trình đi lên của nhiều quốc gia nhất là trong thời cuộc sự biến động của thị trường dầu mỏ, ngành Dầu khí giờ đây đã trở nên có sức hút mạnh mẽ với các sĩ tử và phụ huynh. Tuy nhiên về khung chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật dầu khí ở các trường đào tạo không phải ai cũng đều nắm rõ. Vì vậy hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để có thể nắm vững nhằm phục vụ tốt trong quá trình theo học tại trường.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân với bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, sức khoẻ tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Trong quá trình học sinh viên được được trang bị những kiến thức cơ sở lý luận khoa học vững chắc, kiến thức rộng và nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật dầu khí. Sau khi tốt nghiệp Ngành học này thí sinh sẽ có đủ năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật dầu khí.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật dầu khí sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng thiết kế, thi công và sản xuất trong lĩnh vực dầu khí. Với khung chương trình của ngành học ở hầu hết các trường đại học đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mặc dù sẽ có một chút thay đổi giữa các trường và khu vực. Dưới đây là các môn học Ngành Kỹ thuật dầu khí bạn cần phải trải qua trong quá trình theo học trường Đại học Dầu khí Việt Nam:
HỌC KỲ 1 | HỌC KỲ 2 | ||
1 | Tiếng Anh 1 | 1 | Tiếng Anh 2 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin | 2 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 | Đại số | 3 | Giải tích |
4 | Phương pháp học đại học và nghiên cứu | 4 | Nhập môn dầu khí |
5 | Tin học (+TH) | 5 | Kiến tập định hướng nghề nghiệp |
6 | GDTC 1 | 6 | Tư tưởng HCM |
|
| 7 | GDTC 2 |
|
| 8 | Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
HỌC KỲ 3 | HỌC KỲ 4 | ||
1 | Tiếng Anh 3 | 1 | Tiếng Anh 4 |
2 | Xác suất thống kê | 2 | Vật lý 2 (+TN) |
3 | Vật lý 1 (+TN) | 3 | Cơ học lý thuyết |
4 | Hóa đại cương (+TN) | 4 | Điện – Điện tử (+TH) |
5 | Kỹ năng nghề nghiệp | 5 | Địa chất đại cương (+TH) |
6 | Tự chọn 1 | 6 | Vẽ kỹ thuật |
7 | GDTC 3 |
|
|
HỌC KỲ 5 | HỌC KỲ 6 | ||
1 | Tiếng Anh 5 | 1 | Kỹ thuật khoan |
2 | Địa vật lý đại cương | 2 | TH/TN Kỹ thuật khoan |
3 | Cơ học đất – đá | 3 | Địa vật lý giếng khoan |
4 | Sức bền vật liệu (+TH) | 4 | Địa chất dầu khí |
5 | Kỹ thuật nhiệt | 5 | Kinh tế dầu khí |
6 | Cơ lưu chất (+TN) | 6 | An toàn lao động và bảo vệ môi trường |
7 | Tự chọn 2 | 7 | Tự chọn 3 |
|
| 8 | Thực tập nghề nghiệp 1 (hè) |
HỌC KỲ 7 | HỌC KỲ 8 | ||
1 | Hoàn thiện và kích thích giếng | 1 | Dung dịch khoan và xi măng (+TH/TN) |
2 | Kỹ thuật khai thác | 2 | Thiết kế giếng khoan và kiểm soát giếng |
3 | TH/TN kỹ thuật khai thác | 3 | Thu gom, xử lý và vận chuyển dầu khí (+TH/TN) |
4 | Vật lý vỉa (+TH/TN) | 4 | Phân tích thử vỉa (+TH) |
5 | Đồ án Công nghệ khoan | 5 | Đồ án Công nghệ khai thác |
6 | Công nghệ mỏ | 6 | Tự chọn 5 |
7 | TH/TN Công nghệ mỏ | 7 | Tự chọn 6 |
8 | Tự chọn 4 | 8 | Thực tập nghề nghiệp 2 (hè) |
HỌC KỲ 9 | HỌC KỲ 10 | ||
1 | Cơ sở mô phỏng vỉa dầu khí | 1 | Thực tập tốt nghiệp |
2 | Đồ án Công nghệ mỏ | 2 | Đồ án tốt nghiệp |
3 | Tự chọn 7 |
|
|
4 | Tự chọn 8 |
|
|
6 | Tự chọn 9 |
|
|
7 | Tự chọn 10 |
|
|
8 | Tự chọn 11 |
|
|
9 | Tự chọn 12 |
|
|
10 | Tự chọn 13 |
|
|
HỌC PHẦN TỰ CHỌN | |||
Tự chọn 1 (2 TC) | Tự chọn 2, 3, 4 (6 TC) | ||
1 | Pháp luật Việt Nam đại cương | 1 | Thạch học (đá trầm tích) |
2 | Phương pháp tính | 2 | Kỹ thuật đo lường |
|
| 3 | Thiết bị thủy khí |
|
| 4 | Chi tiết máy |
|
| 5 | Tự động hóa trong kỹ thuật dầu khí |
Tự chọn 5-13 (18 TC) |
|
| |
1 | Công nghệ khai thác và xử lý khí |
|
|
2 | Thu hồi dầu tăng cường |
|
|
3 | Tối ưu khai thác |
|
|
4 | Khai thác dầu nặng |
|
|
5 | Công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam |
|
|
6 | Công nghệ khoan định hướng và vươn xa |
|
|
7 | Công nghệ khoan dầu khí vùng nước sâu |
|
|
8 | Công nghệ khoan trong môi trường phức tạp |
|
|
9 | Quản lý mỏ dầu khí |
|
|
10 | Phát triển mỏ dầu khí |
|
|
11 | Phát triển khai thác các mỏ cận biên |
|
|
12 | Hủy mỏ |
|
|
Theo Đại học Dầu khí Việt Nam
Ngành Kỹ thuật dầu khí là ngành học có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành Công nghiệp Việt Nam, chính vì vậy mà nhu cầu của ngành học không bao giờ hết “hot”. Vậy trường đại học nào được đánh giá cao về chất lượng đào tạo?
Hiện nay, ở nước ta có 3 trường đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí sau: Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Dầu khí Việt Nam, Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Để tìm hiểu chi tiết về ngành học này có thể đăng ký tuyển sinh vào một trong ba trường trên để thực hiện niềm đam mê.
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Kỹ thuật dầu khí đại cương: Tổng quan về công nghiệp dầu khí, kỹ thuật khai thác mỏ, kỹ thuật xây dựng giếng dầu khí, kỹ thuật khai thác giếng, thu gom và xử lý chất lưu khai thác, vận chuyển và cất chứa tạm thời.
Địa chất đại cương: Khái quát về địa chất học, vị trí trái đất trong hệ mặt trời, thành phần vật chất vỏ trái đấ, quá trình địa chất nội sinh, ngoại sinh và các học thuyết về địa kiến tạo.
Trắc địa đại cương: Nội dung học phần cung cấp về các khái niệm cơ bản trong trắc địa, sai số đo đạc, đo góc, đo chiều dài, lưới khống chế mặt bằng, đo độ cao và lưới khống chế độ cao, đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt, xác định các yếu tố địa hình trên bản đồ, ứng dụng của trắc địa – bản đồ trong kỹ thuật dầu khí.
Kỹ thuật nhiệt: Cung cấp kiến thức cơ bản về nhiệt động kỹ thuật, định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng, định luật nhiệt động thứ hai, hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước, các quá trình đặc biệt của khí và hơi, sử dụng khí, quá trình của không khí ẩm, chu trình thiết bị lạnh, dẫn nhiệt, rao đổi nhiệt đối lưu, trao đổi nhiệt bức xạ, truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
Kỹ thuật điện: Sinh viên sẽ được tiếp cận kiến thức cơ bản về mạch điện, mạch điện hình sim, phương pháp giải mạch sin xác lập, ạch điện ba pha, máy điện, máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ ba pha; Máy điện một chiều.
Kỹ thuật điện tử: Môn học cung cấp về các linh kiện bán dẫn cơ bản; Diode; Transistor lưỡng cực; Transistor trường; Các mạch ứng dụng; Các phương pháp phân tích và thiết kế; Mạch khuyếch đại; Kỹ thuật điện tử số; Mạch logic.
Thuỷ khí động lực học: Cung cấp kiến thức về cơ học thủy khí, tĩnh học, động học, thủy khí động học, phân tích thứ nguyên và tương tự, dòng chất lỏng chảy đều trong ống, dòng chảy thế của chất lỏng lý tưởng; Chuyển động một chiều của chất khí.
Địa vật lý đại cương: Đại cương về các phương pháp địa vật lý, thăm dò trọng lực và từ, thăm dò điện, thăm dò địa chấn; Thăm dò phóng xạ; Phương pháp địa vật lý giếng khoan; Ứng dụng địa vật lý trong kỹ thuật dầu khí.
Công nghệ vật liệu: Cung cấp tổng quan về vật liệu kim loại và phi kim loại, cấu tạo của vật liệu, cơ tính và bảo vệ vật liệu, vật liệu kim loại thông dụng, vật liệu vô cơ, vật liệu polymer, vật liệu composite.
Hi vọng bài viết trên đã giúp thí sinh có câu trả lời về chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật dầu khí, đừng quên tìm hiểu thông tin về chương trình đào tạo hệ đại học của các ngành học khác nếu các bạn chưa biết lựa chọn ngành học nào nhé.
Discussion about this post